Cây mía sau khi thu hoạch được cạo sạch vỏ để cho sản phẩm mật thơm ngon, chất lượng
Thay vì ép thủ công như trước đây, hiện nay người dân xã Thọ Điền đã sử dụng máy ép để nâng cao hiệu quả sản xuất
Sau khi ép, loại bỏ tạp chất nước mía được nấu lên và liên tục khuấy đều để tạo thành mật
Công đoạn nấu mật được thực hiện rất kỹ lưỡng, mật mía nấu đủ nhiệt độ có màu nâu sóng sánh, tỏa hương vị thơm lừng
Mùa Đông giá rét, làng nghề mật mía Thọ Điền luôn đỏ lửa, ấm áp
Chị Nguyễn Thị Nhật ở xã Thọ Điền cho biết, 1kg mật mía được bán với giá 35 nghìn đồng. Mùa sản xuất mật năm nay, gia đình chị thu nhập khoảng 40 triệu đồng, sản phẩm sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó
Sau khi nấu đủ nhiệt độ, mật mía được đưa ra đựng ở các thùng
Khi mật nguội, người dân tiến hành rót vào các can để bán
Tại các nhà dân ở làng nghề mật mía truyền thống luôn có sẵn sản phẩm mật để phục vụ nhu cầu khách hàng
Mật mía Thọ Điền chất lượng thơm ngon, được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao
Người tiêu dùng có thể mua mật mía về chế biến các món ăn, hoặc làm món quà Xuân ý nghĩa
Cây mía dùng để nấu mật, ngọn mía được giữ lại để trồng vụ tiếp theo
Nhiều năm trở lại đây cây mía ở xã Thọ Điền đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới
"Năm nay sản lượng mật mía ở xã Thọ Điền đạt khoảng 200 tấn, trị giá hàng tỷ đồng. Địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, đồng thời tăng diện tích trồng mía để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững", ông Phạm Quang Tùng- Quyền Chủ tịch UBND xã Thọ Điền thông tin