Kinhtedothi - Sau những ngày xảy ra mưa lớn, giông lốc, ngư dân vùng bãi ngang ven biển huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang tất bật đánh bắt ruốc biển. Mỗi chuyến đi biển trong ngày, các tàu thuyền đã đánh bắt hàng tấn ruốc, mang lại nguồn thu nhập cao cho ngư dân.
Tàu thuyền cập bến, những khay ruốc biển (còn gọi là moi biển, tép biển) nhanh chóng được đưa lên bờRuốc biển đánh bắt trong ngày rất tươi ngon, giá bán ruốc tươi từ 5.000- 10.000 đồng/ kg, nếu phơi khô ruốc được bán với giá 100.000-150.000 đồng/ kgBên cạnh dùng làm thực phẩm tươi sống, ruốc biển còn được chế biến thành nhiều dạng như muối ruốc, phơi khô cất trử dài ngày trở thành món ăn ngon, đặc trưng vùng biểnĐể khai thác được nhiều ruốc biển, khi thời tiết thuận lợi ngư dân phải dậy từ rất sớm, dong thuyền ra biển đánh bắtĐến gần trưa, hoặc xế chiều là các tàu thuyền đã vào bờ. Lúc này việc bốc xếp, thu mua, vận chuyển ruốc diễn ra nhộn nhịp, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho ngư dân sau mỗi chuyến đi biển"Tàu của tôi công suất 30CV, mỗi ngày đánh bắt được khoảng 700-800kg ruốc, có khi may mắn được hơn 1 tấn ruốc, mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn, giúp gia đình ổn định cuộc sống, sinh hoạt và lo cho con cái học hành", ngư dân Phạm Văn Hùng ở xã Thạch Trị vui mừng cho biếtQua tìm hiểu được biết, nghề khai thác ruốc biển thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch. Năm nay sau mưa bão, ruốc biển xuất hiện rất nhiều. Tùy theo mỗi chuyến đi biển, nhưng bình quân mỗi thuyền sẽ thu nhập từ 5-10 triệu đồng/ ngày từ ruốc biểnNghề khai thác ruốc biển mang lại nguồn thu nhập cao nên nhiều ngư dân mạnh dạn đầu tư mua sắm, nâng cấp tàu thuyền và trang bị máy kéo thuyền vào bờ để giảm công sức lao độngMùa khai thác ruốc biển đã tạo việc làm thu nhập ổn định cho hàng trăm ngư dân ven biển và vùng phụ cậnSản phẩm ruốc biển được thương lái từ các chợ ở TP Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà, Lộc Hà...đến tận bãi biển mua hàng với số lượng lớn đem đi tiêu thụĐại diện lãnh đạo huyện Thạch Hải cho biết, nghề khai thác ruốc biển ven bờ đã giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho người dân các xã vùng bãi. Địa phương luôn đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao chất lượng, giá trị ruốc biển, đồng thời cảnh báo ngư dân đánh bắt đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro trong mùa mưa bãoVùng bãi ngang huyện Thạch Hà bãi biển khá thoải, nguồn lợi ruốc biển được cho là dồi dào nhất tại các vùng ven biển của tỉnh Hà TĩnhThời tiết thuận lợi, ruốc biển được mùa đã mang đến nhiều niềm vui, phấn khởi cho ngư dân vùng ven biển huyện Thạch Hà. Qua đó, giúp người dân yên tâm bám biển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới bền vững
Kinhtedothi - Tại khu neo đậu cảng Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) có rất nhiều xác tàu cá vứt bỏ ngổn ngang, bừa bộn. Thực trạng này gây không ít khó khăn cho tàu thuyền neo đậu, cản trở luồng lạch, nhất là trong mùa mưa bão.
Kinhtedothi - Kết quả quan trắc, giám sát tác nhân gây bệnh trên tôm nuôi nước lợ tại xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), cơ quan chuyên môn đã phát hiện bệnh vi bào tử trùng EHP.
Kinhtedothi - Dành lời khuyên cho Song Ngư hãy giữ bình tĩnh và vững tâm trước những thử thách. Đừng để những chuyện tiêu cực làm bạn mất phương hướng hay nản lòng.
Kinhtedothi - Theo Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam, từ kỳ thu tiền nước tháng 5/2025, người dân và doanh nghiệp tại Quảng Nam sẽ bắt đầu thanh toán theo biểu giá nước sạch mới.
Kinhtedothi - Đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng huyện Hải Hà, Quảng Ninh đã huy động hơn 1.000 người để tìm kiếm 2 nạn nhân còn mất tích trong vụ lũ cuốn xảy ra chiều 21/5 tại đập Hải An, xã Quảng Thành.
Kinhtedothi – Bộ Nội vụ đề xuất danh mục địa bàn cấp xã áp dụng mức lương tối thiểu vùng của 34 tỉnh, TP thực hiện từ ngày 1/7/2025. Trong đó có 6 TP trực thuộc T.Ư áp dụng mức lương tối thiểu vùng, gồm có Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế.
Kinhtedothi - Thông tin từ UBND huyện Hải Hà, Quảng Ninh chiều ngày 21/5, vào khoảng 16h30' tại đập Hải An, xã Quảng Thành có 7 học sinh đi tắm suối thì bất ngờ lũ thượng nguồn đổ về và bị cuốn trôi.