Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hải Dương: thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2025

Kinhtedothi - Năm 2025, toàn tỉnh Hải Dương phấn đấu duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chỉ đảm bảo 100% số xã đã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu cơ bản đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp & Môi trường, năm 2025 tỉnh Hải Dương phấn đấu có thêm 29 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh là 94/151 xã đạt (62,2%). Phấn đấu có thêm 16 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh là 35/151 xã đạt (23,2).

Để triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2025, UBND tỉnh yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành…trong triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, thành viên Ban chỉ đạo, đảm bảo sự chỉ đạo, phối hợp thường xuyên, hiệu quả và thống nhất của các cấp, các ngành từ tỉnh đến xã.

Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phải đồng bộ, phù hợp với các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các kế hoạch khác có liên quan và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và tình hình thực tiễn của từng địa phương.

Năm 2025, Hải Dương tiếp tục tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng phát huy tinh thần làm chủ của người dân. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, lợi ích, cách làm, cơ chế, chính sách của nhà nước về xây dựng nông thôn mới; huy động nội lực từ trong dân là chính, từ đó đồng tâm, chung sức, tự giác, chủ động tham gia.

Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng NTM; từng bước lập quy hoạch chi tiết xây dựng nhằm quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan ở khu vực nông thôn…

Đầu tư nâng cấp, bảo trì hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ sản xuất và dân sinh ở nông thôn hiện đại, đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối liên xã, liên huyện. Chú trọng đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông; hệ thống cơ sở vật chất văn hóa thể thao; cơ sở vật chất các trường học, trạm y tế xã; hạ tầng bảo vệ môi trường nông thôn; phát triển, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng số trong nông nghiệp, nông thôn...

Triển khai cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm tiềm năng 4 sao, 5 sao gắn với lợi thế của các địa phương; phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn, bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống ở nông thôn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất trong đó, ưu tiên hỗ trợ các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao liên kết theo chuỗi giá trị.

Tổ chức sắp xếp, tinh gọn mạng lưới trường, lớp phù hợp với yêu cầu thực tiễn, thực hiện đồng bộ giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học... Tăng cường chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở đảm bảo chăm sóc sức khoẻ toàn dân.

Thực hiện tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển rác thải theo quy định; nhân rộng các mô hình thu gom, tái sử dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp theo nguyên lý tuần hoàn; tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các làng nghề. Giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của nông thôn; tăng tỷ lệ trồng hoa, cây xanh phân tán; tập trung phát triển các mô hình thôn, xóm sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn.

Nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công, chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong NTM, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng NTM thông minh; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.

Tiếp tục tổ chức triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; nâng cao hiệu quả việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM.

Xây dựng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã theo đúng quy định, lực lượng dân quân vững mạnh, rộng khắp. Tăng cường công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí ANTT trong xây dựng NTM”; đẩy mạnh thực hiện đề án “xây dựng làng an toàn, khu dân cư an toàn; cơ quan, DN an toàn về ANTT”; tiếp tục sắp xếp, tỉnh gọn tổ chức bộ máy Công an tỉnh hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới" theo hướng “tỉnh toàn diện, xã vững mạnh, bám cơ sở; củng cố, xây dựng, kiện toàn lực lượng tham gia bảo vệ ANTT; "xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ".

Hải Dương: lựa chọn nhà đầu tư cho dự án nhà ở khu trung tâm

Hải Dương: lựa chọn nhà đầu tư cho dự án nhà ở khu trung tâm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại

Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại

30 Mar, 06:23 PM

Kinhtedothi – Từ ngày 15/3 – 11/4, Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội) tổ chức 70 lớp tập huấn, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật tại huyện Gia Lâm, Ba Vì, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ