Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hai kịch bản phòng dịch Covid-19 của Việt Nam trong thời gian tới

Kinhtedothi - Tại cuộc gặp mặt báo chí ngày 13/4, GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nêu ra 2 kịch bản phòng, chống dịch thời gian tới trong bối cảnh dịch Covid-19 đã được kiểm soát.

Kịch bản thứ nhất, Covid-19 trở thành bệnh lưu hành. Theo ông Lân, biến chủng Omicron lưu hành rộng rãi sẽ giảm bớt độc lực. Song song, với miễn dịch có sẵn từ công tác tiêm chủng vaccine Covid-19 và mắc bệnh, số ca bệnh nặng và tử vong sẽ giảm.

Tuy nhiên, ông lưu ý mỗi cá nhân trong xã hội đều cần nắm vững các nguy cơ của mình và thực hiện tốt biện pháp phòng, chống dịch.

"Lúc này, cuộc sống sẽ trở lại bình thường. Chúng ta cần chủ yếu tập trung vào những đối tượng nguy cơ cao như người cao tuổi, mắc bệnh nền”, ông Phan Trọng Lân nói.

Kịch bản thứ hai, các biến thể SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và sự hiểu biết của chúng ta về chủng virus này vẫn chưa toàn diện. Chủng SARS-CoV-2 mới khi xuất hiện sẽ làm giảm đi hiệu lực bảo vệ của vaccine, có thể làm lây lan mạnh hơn và tăng nguy cơ chuyển nặng.

Với kịch bản thứ hai này, theo GS.TS Phan Trọng Lân, chúng ta sẽ triển khai lại các biện pháp phòng chống dịch cấp bách như đã từng làm.

"Mặc dù chúng ta đã có các vũ khí như vaccine, thuốc điều trị, kinh nghiệm và các biện pháp phòng chống dịch, tuy nhiên phải thường xuyên cập nhật hơn nữa, kể cả về thuốc điều trị và đặc biệt là công nghệ vaccine", ông Phan Trọng Lân phát biểu.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng nhấn mạnh Việt Nam sẽ xây dựng hai kịch bản và sẵn sàng các biện pháp dự phòng, tránh bị động khi xuất hiện các tình huống, biến chủng mới sẽ kích hoạt động thái ứng phó.

Xây dựng kịch bản tránh “vỡ trận” khi mở cửa di tích

Xây dựng kịch bản tránh “vỡ trận” khi mở cửa di tích

Hà Nội đề xuất kịch bản, phương án khi F0 tiếp tục tăng

Hà Nội đề xuất kịch bản, phương án khi F0 tiếp tục tăng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bệnh nhi 4 tháng tuổi bị nhiễm giang mai 

Bệnh nhi 4 tháng tuổi bị nhiễm giang mai 

16 Apr, 04:48 PM

Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi (4 tháng tuổi) xuất hiện ban đỏ rải rác lòng bàn tay, bàn chân. Bác sĩ xác định bệnh nhân nhiễm giang mai bẩm sinh từ mẹ.

Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

06 Apr, 04:50 PM

PGS.TS Đỗ Trung Dũng cho biết, năm 2018 đã có một nghiên cứu của Pháp chứng minh tìm thấy các ấu trùng "giun rồng" sống ký sinh trong một số loài rắn ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ, loại giun này đã tồn tại trong môi trường tại một số vùng núi của nước ta.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ