Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hai ngày ghi nhận 7 người chết và mất tích do mưa lũ

Kinhtedothi - Mưa lớn liên tục 2 ngày qua tại nhiều tỉnh, TP khu vực Bắc Bộ tiếp tục để lại nhiều hậu quả hết sức nặng nề cho người dân các địa phương. Đáng lo ngại, nguy cơ thiệt hại có thể còn lớn hơn do thời tiết vẫn tiếp tục có mưa.
Một khu vực dân cư tại huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) bị ngập do mưa kéo dài.

Số liệu quan trắc cho thấy, trong 3 ngày, từ 19 giờ ngày 27/7 đến 19 giờ ngày 30/7, khu vực Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to; lượng mưa phổ biến từ 100 - 150mm.

Một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Thuỷ điện Sông Bạc (Hà Giang) 359mm; Bát Xát (Lào Cai) 225mm; Phúc Sơn (Tuyên Quang) 222mm; Trung Hội (Thái Nguyên) 451mm; Bãi Cháy (Quảng Ninh) 330mm…

Mưa lớn đã khiến ít nhất 6 người bị chết chỉ trong vòng 2 ngày. Trong đó, Hà Giang và Điện Biên, mỗi tỉnh ghi nhận 2 trường hợp; Thái Nguyên và Bắc Giang, mỗi địa phương 1 người chết. Ngoài ra, vẫn còn 1 người tại Sơn La hiện còn đang mất tích.

Cùng với thương vong về người, thiên tai còn khiến 82 nhà dân bị sạt lở taluy dương, ngập lụt, hư hỏng. 18 hộ gia đình phải di dời khẩn cấp. Bên cạnh đó là hàng trăm nhà dân vẫn bị ngập nước. Đời sống người dân bị ảnh hưởng lớn...

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn; huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống.

Mưa dông tiếp diễn tại nhiều tỉnh, TP (bao gồm cả Hà Nội).

Cơ quan khí tượng thuỷ văn Quốc gia nhận định, ngày 31/7, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, Quảng Ninh tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to, với lượng mưa phổ biến 20 - 50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.

Từ đêm 31/7 đến ngày 2/8, ở khu vực Tây Bắc và Việt Bắc của Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến 30 - 70mm, cục bộ có nơi trên 200mm.

Phó Cục trưởng Cục Đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) Vũ Xuân Thành cho biết, mưa lớn có nguy cơ gây lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Để chủ động ứng phó mưa lớn, Cục Đê điều và Phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, TP khu vực Bắc Bộ tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Công văn số 5378/BNN-ĐĐ của Bộ NN&PTNT. Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Bên cạnh đó, các tỉnh, TP ở hạ du sông Hồng, sông Thái Bình tập trung triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình; các tỉnh, TP có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, ứng phó với tình hình mưa lũ.

Hà Nội: ngành thuỷ lợi “căng mình” ứng phó úng ngập

Hà Nội: ngành thuỷ lợi “căng mình” ứng phó úng ngập

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ