Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hai nhóm công chức nào được khuyến khích nghỉ trước khi sắp xếp bộ máy?

Kinhtedothi-Theo văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 178/2024 và Nghị định 67/2025 do Bộ Nội vụ ban hành, có 2 nhóm đối tượng được xác định phải nghỉ việc trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp tổ chức bộ máy.

Văn bản nêu rõ quy định về điều khoản chuyển tiếp liên quan việc giải quyết chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư.

Theo đó, trong quá trình xây dựng chính sách, Bộ Nội vụ đã báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019-2021 còn chưa giải quyết và khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp.

Như vậy, có 2 nhóm đối tượng được xác định phải nghỉ việc trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp tổ chức bộ máy.

Thứ nhất là cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019-2021 nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Thứ hai là cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2023-2025.

Do vậy, tại Nghị định 178/2024 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025) đã quy định các đối tượng đó thuộc đối tượng áp dụng. Các trường hợp này nếu đã được cấp có thẩm quyền giải quyết chính sách theo nghị định 29/2023 nhưng chưa ban hành quyết định hưởng chính sách, hoặc thời điểm nghỉ việc sau ngày 1/1/2025 thì được áp dụng chính sách, chế độ theo quy định tại Nghị định 178 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67).

Trước đó, báo cáo tại cuộc họp của Chính phủ về dự kiến biên chế cán bộ, công chức giảm (không tính biên chế viên chức), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết đối với cấp tỉnh, số lượng biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2022 là 110.233 biên chế cán bộ, công chức.

Về số lượng biên chế cấp tỉnh sau thời điểm sắp xếp và chính quyền địa phương cấp tỉnh đi vào hoạt động ổn định, dự kiến bố trí khoảng 91.784 biên chế cán bộ, công chức. Như vậy dự kiến giảm khoảng 18.449 biên chế (do cơ cấu lại theo vị trí việc làm).

Đối với cấp xã (hình thành sau khi kết thúc hoạt động cấp huyện và chuyển biên chế cấp huyện về cấp xã (cũ) để sắp xếp theo đơn vị cấp xã mới. Số lượng biên chế cấp huyện, cấp xã được cấp có thẩm quyền giao năm 2022 là 310.046 biên chế cán bộ, công chức (trong đó cấp huyện 97.440 biên chế và cấp xã 212.606 biên chế). Số lượng biên chế cấp xã sau thời điểm sắp xếp và khi chính quyền địa phương cấp xã đi vào hoạt động ổn định, dự kiến bố trí 199.260 biên chế cán bộ, công chức.

Theo đó, dự kiến giảm khoảng 110.786 (do cơ cấu lại theo vị trí việc làm, nghỉ hưu, nghỉ thôi việc theo chính sách). Kết thúc hoạt động của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước là 120.500 người.

Về số lượng đơn vị hành chính cấp xã giảm và hình thành mới sau sắp xếp, theo tổng hợp từ hồ sơ đề án của các địa phương, dự kiến sau sắp xếp cả nước giảm 6.714 đơn vị (giảm 66,91%, bảo đảm tỉ lệ giảm theo quy định của Trung ương là từ 60-70%). Theo đó, giảm từ 10.035 đơn vị hành chính cấp xã xuống còn 3.321 đơn vị hành chính cấp xã.

Hà Nội bảo đảm thông suốt hoạt động công tác văn thư, lưu trữ do sắp xếp bộ máy

Hà Nội bảo đảm thông suốt hoạt động công tác văn thư, lưu trữ do sắp xếp bộ máy

Đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp: phương án giảm 20% biên chế không gồm viên chức giáo dục, y tế

Đơn vị không trực tiếp thực hiện sắp xếp: phương án giảm 20% biên chế không gồm viên chức giáo dục, y tế

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: Dạy thêm, học thêm tràn lan làm suy giảm giá trị thực sự của việc học

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: Dạy thêm, học thêm tràn lan làm suy giảm giá trị thực sự của việc học

19 Jun, 04:31 PM

Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, dạy thêm, học thêm không chỉ gây áp lực lớn lên học sinh và cha mẹ học sinh mà còn đi ngược lại tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Dạy thêm, học thêm tràn lan đang làm suy giảm giá trị thực sự của việc học.

Vĩnh Phúc: chạy thử mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ 25/6

Vĩnh Phúc: chạy thử mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ 25/6

19 Jun, 03:55 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Vĩnh Phúc sẽ chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp kể từ ngày 1/7/2025. Trước đó, từ ngày 25/6, địa phương này bắt đầu chạy thử để hoàn thiện các điều kiện vận hành về nhân sự, tổ chức bộ máy và hạ tầng kỹ thuật.

Vận hành thử nghiệm chính quyền 2 cấp nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động, năng lực công chức

Vận hành thử nghiệm chính quyền 2 cấp nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động, năng lực công chức

19 Jun, 03:44 PM

Kinhtedothi - Sáng 19/6, tại Hội nghị trực tuyến tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức TP và cấp xã (mới) vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp do Thành ủy Hà Nội tổ chức, Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội Hoàng Văn Bằng tập huấn 2 nội dung: triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại cấp phường, xã theo mô hình tổ chức mới; việc tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh thực tế của người dân, doanh nghiệp trên ứng dụng iHanoi cho các phường, xã theo mô hình tổ chức mới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ