80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hầm, cầu bộ hành - có mà như không

KTĐT - Để góp phần làm giảm mật độ người tham gia giao thông cũng như đảm bảo an toàn cho người đi bộ khi qua đường, việc xây dựng các đường hầm, cầu vượt bộ hành là vô cùng cần thiết.

KTĐT - Để góp phần làm giảm mật độ người tham gia giao thông cũng như đảm bảo an toàn cho người đi bộ khi qua đường, việc xây dựng các đường hầm, cầu vượt bộ hành là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, khi đưa vào sử dụng, làm thế nào để phát huy hết tác dụng của nó vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Trong điều kiện mật độ giao thông lớn như hiện nay thì những tác dụng của hầm và cầu bộ hành là không thể phủ nhận với những mặt tích cực, giảm thiểu tắc đường và tai nạn giao thông. Cầu vượt bộ hành đã không còn xa lạ với người tham gia giao thông ở Hà Nội và các thành phố lớn. Tuy nhiên, khi đưa vào sử dụng, đã có không ít ý kiến về sự “chưa hiệu quả” của hầm, cầu bộ hành. Hầm bộ hành Ngã Tư Sở được đánh giá là hầm bộ hành khang trang nhất được bàn giao vào thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, cũng chỉ lác đác có vài người sử dụng. Hầu hết khi được hỏi tại sao không sử dụng hầm bộ hành đều có chung câu trả lời, hệ thống giao thông và biển chỉ đường dưới hầm quá khó hiểu. Có người còn đùa, nếu không phải người bản xứ chắc lạc dưới đó. Chưa kể vì quá vắng người sử dụng mà hầm còn bị gắn mác thiếu an toàn về tình hình an ninh trật tự mặc dù luôn có đội ngũ dọn vệ sinh, nhân viên và camera an ninh hoạt động.

Tại các hầm đi bộ khu vực đường Phạm Hùng (thuộc Dự án đường vành đai 3), tình trạng còn “thê lương” hơn. Trong số 6 hầm đã hoàn thiện thì chỉ 4 hầm hoạt động, còn lại 2 hầm do sự cố rò nước hiện vẫn đang tạm đóng cửa. 2 hầm trên đường Khuất Duy Tiến sau một thời gian dài bị một số người dân tận dụng vì các mục đích riêng như bán nước, bán hàng ăn, sinh hoạt... đã được đòi lại khi con đường Khuất Duy Tiến hoàn thành. Tuy nhiên, cũng chỉ được một thời gian ngắn, hai chiếc hầm này cũng lại rơi vào quên lãng. Mặc dù mật độ giao thông trên đường Phạm Hùng tương đối cao, đa phần là các xe có trọng tải lớn và di chuyển với tốc độ cao, khiến nguy hiểm luôn rình rập người đi bộ qua đường nhưng vẫn rất nhiều người chọn giải pháp băng qua mặt đường.

Các cầu vượt bộ hành, tình trạng có vẻ khả quan hơn. Tuy nhiên, rác và khói bụi vẫn ngập tràn. Dưới chân cầu, các quán cóc bán nước, quà vặt đua nhau mở ra. Lý giải cho việc sử dụng không hiệu quả hầm và cầu vượt đường bộ, có ý kiến cho rằng, nhiều hầm đường bộ tại khu vực thành phố Hà Nội được đầu tư xây dựng ở nhiều thời điểm khác nhau, đến nay nhiều hầm vẫn chưa được bàn giao để khai thác sử dụng vì thủ tục hoặc hạ tầng kèm theo chưa xong. Cả hệ thống đường hoặc hầm phải hoàn thiện đồng bộ thì việc khai thác mới có hiệu quả. Thêm vào đó, các công trình giao thông, đặc biệt là hầm đường bộ phải có giải pháp quản lý giao thông tiếp cận hợp lý. Vị trí hầm đường bộ có thể không đặt sai nhưng trong chừng mực nào đó người đi bộ khó tiếp cận.

Trong điều kiện giao thông hiện nay, hầm và cầu vượt bộ hành là giải pháp cần thiết, song cũng cần siết chặt hơn nữa công tác quản lý, nâng cao ý thức của người dân để chúng phát huy tối đa hiệu quả. Công trình cơ sở hạ tầng hầm đường bộ nằm trong dự án mạng lưới giao thông và tầm nhìn chiến lược là cần thiết nhưng chính việc tổ chức quản lý khai thác chưa hợp lý kéo theo những hệ lụy khiến cho chức năng của hầm đường bộ hiện nay chưa phát huy hết được nhiệm vụ và tác dụng của mình.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thi công nhà dưới 1 tỷ đồng: dễ hay khó?

Thi công nhà dưới 1 tỷ đồng: dễ hay khó?

20 Jul, 09:43 AM

Kinhtedothi - Giá vật liệu, nhân công, đất đai cùng tăng chóng mặt khiến mục tiêu “xây nhà dưới 1 tỷ đồng” ngày càng trở nên xa vời, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội. Tuy nhiên, vẫn có những mô hình nhà ở giá rẻ, tiết kiệm năng lượng được triển khai nhờ cách tiếp cận thông minh về thiết kế, công năng và công nghệ xây dựng.

Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

18 Jul, 08:55 PM

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 quy định xử lý khó khăn, vướng mắc về việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ