Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hàng ngàn người bắt cá cầu may trong lễ hội Đồng Hoa

Hồ Văn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 12/6, hàng ngàn người dân mang theo nơm, lưới, vó, vợt… đổ ra đầm Vực (xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) bắt cá trong lễ hội Đồng Hoa.

Hàng năm, cứ vào dịp tháng 4, 5 âm lịch, khi mùa màng đã thu hoạch xong thì chính quyền địa phương lại tổ chức lễ hội đánh cá.
Hàng năm, cứ vào dịp tháng 4, 5 âm lịch, khi mùa màng đã thu hoạch xong thì chính quyền địa phương lại tổ chức lễ hội đánh cá.
Lễ hội đánh cá Đồng Hoa (còn gọi là Hội đánh Vực), là ngày hội truyền thống của địa phương, tồn tại gần 300 năm nay.
Lễ hội đánh cá Đồng Hoa (còn gọi là Hội đánh Vực), là ngày hội truyền thống của địa phương, tồn tại gần 300 năm nay.
Lễ hội mang đậm màu sắc dân gian độc đáo, được tổ chức hàng năm, mang tư tưởng khuyến nông, khuyến ngư, phát triển nông nghiệp nông thôn.
Lễ hội mang đậm màu sắc dân gian độc đáo, được tổ chức hàng năm, mang tư tưởng khuyến nông, khuyến ngư, phát triển nông nghiệp nông thôn.
Theo ghi nhận, từ sáng sớm, hàng nghìn người đã mang theo nơm, vó, vợt đến đầm Vực bắt cá.
Theo ghi nhận, từ sáng sớm, hàng nghìn người đã mang theo nơm, vó, vợt đến đầm Vực bắt cá.
 Sau khi tiếng trống khai hội vang lên, người dân chia thành các tổ rải đều theo hai bên bờ đầm và dưới nước để đánh bắt cá.
 Sau khi tiếng trống khai hội vang lên, người dân chia thành các tổ rải đều theo hai bên bờ đầm và dưới nước để đánh bắt cá.
Đầm vực Đồng Hoa là nơi được chọn tổ chức lễ hội có chiều dài gần 1km với diện tích 30 ha, bắt nguồn từ dãy núi Hồng.
Đầm vực Đồng Hoa là nơi được chọn tổ chức lễ hội có chiều dài gần 1km với diện tích 30 ha, bắt nguồn từ dãy núi Hồng.
Nguồn nước ở đầm không chỉ là nơi cung cấp nước tưới cho hoa màu mà còn là nơi nhiều loại cá nước ngọt sinh sống
Nguồn nước ở đầm không chỉ là nơi cung cấp nước tưới cho hoa màu mà còn là nơi nhiều loại cá nước ngọt sinh sống
Bà Phan Thị Nhung (trú xã Xuân Viên) cho biết, khu vực tổ chức lễ hội này thường ngày chính quyền cấm không cho đánh bắt cá, mỗi năm chỉ được 1 ngày duy nhất. Vì vậy người dân ai nấy đều háo hức chuẩn bị dụng cụ đánh bắt từ nhiều ngày trước. "Ngày hội này có từ lâu và trở thành truyền thống của dân làng. Dù bắt được cá hay không ai nấy đều vui mừng", bà Nhung nói.
Bà Phan Thị Nhung (trú xã Xuân Viên) cho biết, khu vực tổ chức lễ hội này thường ngày chính quyền cấm không cho đánh bắt cá, mỗi năm chỉ được 1 ngày duy nhất. Vì vậy người dân ai nấy đều háo hức chuẩn bị dụng cụ đánh bắt từ nhiều ngày trước. "Ngày hội này có từ lâu và trở thành truyền thống của dân làng. Dù bắt được cá hay không ai nấy đều vui mừng", bà Nhung nói.
Theo người dân địa phương, họ quan niệm ai bắt được nhiều cá hoặc bắt được con cá to thì sẽ gặp nhiều may mắn, mùa màng bội thu, gia đình no ấm trong suốt năm.
Theo người dân địa phương, họ quan niệm ai bắt được nhiều cá hoặc bắt được con cá to thì sẽ gặp nhiều may mắn, mùa màng bội thu, gia đình no ấm trong suốt năm.
Sau mỗi lần đánh bắt được cá lớn, họ lại hô to để mọi người cùng hò reo theo tán thưởng hào hứng, tạo nên một không khí vui tươi, nhộn nhịp khắp cả đầm. Đến khoảng 9 giờ, khi nắng gắt người dân trở về với chiến lợi phẩm có được là các loại cá lóc, chép, rô phi... đánh bắt được.
Sau mỗi lần đánh bắt được cá lớn, họ lại hô to để mọi người cùng hò reo theo tán thưởng hào hứng, tạo nên một không khí vui tươi, nhộn nhịp khắp cả đầm. Đến khoảng 9 giờ, khi nắng gắt người dân trở về với chiến lợi phẩm có được là các loại cá lóc, chép, rô phi... đánh bắt được.
Chính quyền địa phương cho biết lễ hội năm nay thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài địa phương tham gia.
Chính quyền địa phương cho biết lễ hội năm nay thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài địa phương tham gia.