Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hạ tầng giao thông là động lực phát triển vùng phía Bắc Thủ đô

Kinhtedothi - “Hạ tầng giao thông đóng vai trò rất quan trọng, là động lực phát triển không chỉ cho huyện Sóc Sơn mà cả vùng phía Bắc Thủ đô. Đường đi đến đâu là kinh tế phát triển theo đó. Đường xá kết nối kém thì có mời gọi rát cổ cũng chẳng có nhà đầu tư”.

Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã nhấn mạnh nội dung trên khi phát biểu tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Huyện uỷ Sóc Sơn vào sáng 13/3.

Đề xuất bổ sung 3 dự án đầu tư công trung hạn

Báo cáo đoàn công tác của TP Hà Nội tại cuộc làm việc sáng 13/3, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Phạm Văn Minh cho biết trong năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023, huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện giải phóng mặt bằng 65 dự án. Đến nay, địa phương đã hoàn thành 13 dự án.

Huyện cũng đã tập trung thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án như: Xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn giai đoạn 2; đường nối Khu đô thị vệ tinh với đường Võ Nguyên Giáp; Di dân vùng ảnh hưởng môi trường bán kính 0 - 500m, cùng nhiều dự án liên quan đến đấu giá, tái định cư…

Bí thư Huyện uỷ Sóc Sơn Bùi Duy Cường phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Trọng Tùng.

Đặc biệt, huyện đã tích cực, chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện dự án trọng điểm của Chính phủ là đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội (đoạn qua địa phận huyện Sóc Sơn). Trong thời gian ngắn, huyện đã hoàn thành di chuyển 893/897 ngôi mộ (còn lại 4 ngôi mộ chưa cải táng chưa di chuyển nằm giáp ranh chỉ giới giải phóng mặt bằng, không ảnh hưởng đến công tác thi công).

Bên cạnh đó, huyện cũng đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đối với 38,75/48,23ha (đạt 80% diện tích thu hồi); tiến hành chi trả, nhận bàn giao mặt bằng 37,57/48,23ha (đạt 77,9% diện tích thu hồi). Địa phương phấn đấu hoàn thành 100% giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội (đoạn qua huyện Sóc Sơn) trong tháng 5/2023.

Mặc dù vậy, Bí thư Huyện uỷ Sóc Sơn Bùi Duy Cường nhìn nhận công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư các dự án thời gian qua trên địa bàn huyện Sóc Sơn vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn. Đơn cử như việc bồi thường, hỗ trợ đối với đất trồng cây lâu năm trong cùng thửa đất ở; việc thu hồi đất nhỏ lẻ, xen kẹt, chéo méo khó canh tác, khó sử dụng nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng các dự án; việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với đất rừng…

Hạ tầng giao thông được xem là động lực quan trọng cho sự phát triển của huyện Sóc Sơn.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, cùng với đề nghị các sở ngành phối hợp tháo gỡ các vướng mắc, Bí thư Huyện uỷ Sóc Sơn Bùi Duy Cường đề nghị UBND TP Hà Nội cho cập nhật bổ sung vào danh mục đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 đối với một số dự án quan trọng.

Trong số  này có 3 dự án lớn gồm: Xây dựng tuyến đường nối sân bay Nội Bài qua đô thị vệ tinh Sóc Sơn đến đường nối Khu du lịch Đại Lải (Vĩnh Phúc); Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư phục vụ mở rộng sân bay quốc tế Nội Bài (giai đoạn 1); Dự án Tuyến đường Núi Đôi đi Bắc Phú (đây là tuyến đường Liên khu vực, kết nối Quốc lộ 3 với Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên).

Tập trung phát triển hạ tầng khung

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông nhấn mạnh, năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023, nhìn chung huyện Sóc Sơn đã thực hiện tương đối tốt các nhiệm vụ của Trung ương, TP đạt nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt là trong triển khai dự án trọng điểm đường Vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội, được UBND TP Hà Nội ghi nhận, đánh giá cao.

Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Trọng Đông, thông qua công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4, bài học kinh nghiệm rút ra là không thể thực hiện tách rời vai trò của chính quyền địa phương. Thực tế, khi giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng các dự án cho các quận, huyện, thị xã thành những đầu việc cụ thể thì tiến độ giải phóng mặt bằng nhanh hơn nhiều.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông phát biểu tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Huyện uỷ Sóc Sơn.

Trước kiến nghị của huyện Sóc Sơn liên quan đến việc tăng cường công tác xử lý nước rỉ rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, Phó Chủ tịch Nguyễn Trọng Đông cho rằng: Hà Nội không thể cứ mãi đi xử lý nước rỉ rác! “Mỗi năm TP tốn hơn 100 tỷ đồng để xử lý nước rỉ rác là quá lãng phí…” - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh.

Theo đó, lãnh đạo TP đề nghị hiện nay đã có quy hoạch, có quỹ đất, Sở TN&MT Hà Nội cần khẩn trương nghiên cứu, xem xét hình thức đầu tư phù hợp để có đề xuất UBND TP cho ý kiến về việc đầu tư giải pháp căn cơ cho vấn đề nước rỉ rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn.

Liên quan đến hạ tầng giao thông, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đánh giá đây là nội dung rất quan trọng. "Hạ tầng giao thông là động lực phát triển, không chỉ cho huyện Sóc Sơn mà cho cả vùng phía Bắc Thủ đô. Đường đi đến đâu là kinh tế phát triển theo tới đó. Đường xá kết nối kém thì mời gọi rát cổ cũng chẳng có nhà đầu tư...” – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.

Tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đề nghị các sở ngành và huyện Sóc Sơn tiếp tục phối hợp chặt chẽ để đẩy nhanh tiến độ các dự án phát triển hạ tầng. Trong đó, ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các dự án giao  thông như đường nối từ đường Võ Nguyên Giáp đến Khu đô thị vệ tinh; các tuyến Quốc lộ 3, đường 35, đường 131, làm tiền đề phát triển kinh tế cho huyện Sóc Sơn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nam Định đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

18 May, 07:58 PM

Kinhtedothi - Thời gian qua, Nam Định đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển hạ tầng thanh toán điện tử, nâng cao chất lượng dịch vụ công và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Sơn La sản xuất cây ăn quả rải vụ, tăng hiệu quả kinh tế

Sơn La sản xuất cây ăn quả rải vụ, tăng hiệu quả kinh tế

18 May, 04:39 PM

Kinhtedothi - Sản xuất cây ăn quả rải vụ giúp nông dân Sơn La có cơ hội bán các loại nông sản giá cao, ít cạnh tranh và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đáp ứng yêu cầu cung cấp nông sản liên tục cho thị trường.

Thái Bình tăng cường kiểm soát thị trường, quyết liệt chống hàng giả, hàng lậu

Thái Bình tăng cường kiểm soát thị trường, quyết liệt chống hàng giả, hàng lậu

18 May, 04:39 PM

Kinhtedothi - Hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng nhái thương hiệu đang âm thầm len lỏi vào thị trường Thái Bình qua cả thương mại truyền thống lẫn môi trường mạng. Trước thực trạng trên, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả tỉnh (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm lập lại trật tự, bảo vệ người tiêu dùng và môi trường kinh doanh lành mạnh.

Siết quản lý kinh doanh gạo

Siết quản lý kinh doanh gạo

18 May, 02:37 PM

Kinhtedothi - Cùng với ổn định sản xuất, đảm bảo chuỗi cung ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát chặt điều kiện kinh doanh gạo được coi là những giải pháp quan trọng để xuất khẩu gạo Việt Nam bền vững.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ