Trong bối cảnh như vậy, câu hỏi được đặt ra là: Sự biến động của nền kinh tế Trung Quốc có tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam ?
Yếu tố Trung Quốc
Tính đến thời điểm này là 6 tháng liên tiếp NDT giảm giá. Giống như các tháng trước, giới phân tích tin rằng Ngân hàng T.Ư Trung Quốc (PboC) đã và đang phải bán USD ra để hỗ trợ tỷ giá đồng NDT. Trong mấy tuần gần đây, Trung Quốc đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm siết chặt kiểm soát đối với dòng vốn chảy khỏi nước này. Không chỉ ở biểu hiện đồng tiền nước này mất giá mạnh thời gian qua, thị trường chứng khoán nhiều phen chao đảo. Là một nền kinh tế lớn, những thay đổi trong chính sách của Trung Quốc thời gian qua có thể kéo theo nhiều hệ lụy tới các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam.
Báo cáo từ các tổ chức kinh tế của Việt Nam đều chỉ ra, việc NDT mất giá, nhập siêu từ Trung Quốc sẽ gia tăng, vì hàng Việt Nam sẽ trở nên kém cạnh tranh hơn, xuất khẩu (XK) sang Trung Quốc sẽ khó khăn hơn. Và đặc biệt trong điều hành tiền tệ.
Tuy nhiên, với việc dự trữ ngoại hối 41 tỷ USD cùng với kinh nghiệm xử lý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong những năm gần đây thì tỷ giá vẫn nằm trong sự kiểm soát của NHNN. Từ đầu tháng 1/2017 đến nay, tỷ giá USD trong nước liên tục giảm, có thời điểm giá bán USD tại các ngân hàng chỉ còn 22.560 - 22.570 đồng/USD (ngày 9/1) và gần xóa bỏ hoàn toàn mức tăng được trong năm 2016 so với vùng 22.550 - 22.560 VND cuối năm 2015. Như vậy, VND không những không mất giá như diễn biến của nhiều năm trở lại đây mà lại còn tăng giá so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác, trong đó có NDT. Điều này khiến NHNN phải ra tay can thiệp bằng cách nâng giá bán USD tại sở giao dịch NHNN từ mức 22.300 đồng/USD lên 22.575 đồng/USD (tăng 275 đồng/USD). Đây cũng là lần thứ hai trong vòng một năm qua, NHNN phải ra tay chặn đà rơi của tỷ giá, tránh việc tỷ giá biến động quá lớn trong thời gian ngắn ảnh hưởng đến hoạt động XK.
Áp lực lên điều hành tỷ giá
Theo đánh giá của các chuyên gia, ngoài yếu tố phụ thuộc trong nước như cung - cầu ngoại tệ thì tỷ giá USD/VND còn chịu nhiều tác động từ yếu tố bên ngoài, trong đó có trạng thái tỷ giá của 8 đồng tiền trong rổ tiền tệ làm cơ sở tham chiếu cho VND, đặc biệt là NDT của Trung Quốc. Bởi Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam . Kim ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 95,8 tỷ USD trong năm 2015, và gần 100 tỷ USD trong năm 2016, chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Do đó, sự biến động của NDT sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của VND. Đặc biệt khi Việt Nam và Trung Quốc cùng XK nhiều mặt hàng tương đồng sang các thị trường lớn như Mỹ và EU.
Trong khi VND lên giá thì Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách đồng NDT yếu. Tính cả năm 2016, NDT đã giảm 5% so với USD, sau khi đã giảm 6% trong năm 2015. Như vậy, hàng hóa XK của Việt Nam sẽ kém cạnh tranh hơn so với Trung Quốc. Và có thể thấy rằng, diễn biến tỷ giá USD/VND đang phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài hơn là các yếu tố bên trong. Nền kinh tế thế giới vẫn đang đứng trước nhiều biến động khó lường, nhất là sau khi người dân Anh quyết định rời khỏi EU, tác động sau bầu cử ở Mỹ và chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), trong đó đặc biệt là động thái điều hành của PBoC. Và đây được xem là biến số chính chi phối sự biến động của VND trong năm 2017.
Trong ngắn hạn chưa ảnh hưởng tới xuất khẩu Ông Nguyễn Tiến Vượng - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội phân tích: Là thị trường XK chính của nông sản Việt Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): Trong ngắn hạn, việc đồng NDT phá giá chưa ảnh hưởng nhiều đến một số mặt hàng XK. Chẳng hạn mặt hàng dệt may, da giày... đang sử dụng phần lớn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, việc đồng NDT giảm giá so với USD đã giúp cho DN trong lĩnh vực này tiếp cận với nguồn nguyên liệu rẻ hơn, tăng lợi thế cạnh tranh, đẩy mạnh được XK. Trong khi các mặt hàng nông sản của Việt Nam XK sang Trung Quốc phần lớn qua đường tiểu ngạch, thị trường tiêu thụ chủ yếu là các tỉnh biên giới nên việc NDT giảm giá ảnh hưởng chưa lớn. Tuy nhiên, về dài hạn, những mặt hàng XK số lượng lớn như sắn và cao su sẽ bị ảnh hưởng. "DN trong ngành cần chủ động, bám sát diễn biến thị trường, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh linh hoạt để đạt hiệu quả cao nhất" - ông Hải nhấn mạnh.(Thu Hương) Đánh giá diễn biến nền kinh tế Trung Quốc không đơn giản. Ví như năm 2016, xây dựng kế hoạch đầu năm, Chính phủ cũng lên những kịch bản xấu nhưng đúng là không thể lường trước được là Trung Quốc lại phá giá NDT mạnh như thế. Vì việc dự báo tình hình rất khó, Chính phủ cần yêu cầu các bộ, ngành chủ động nghiên cứu, huy động lực lượng chuyên gia để có hướng tiên liệu sát nhất với tình hình. ( TS Lưu Bích Hồ) Thị trường e ngại sớm muộn thì giới làm chính sách Trung Quốc sẽ coi chuyện này là lẽ đương nhiên trong bối cảnh XK suy giảm và đồng USD tăng giá. Giải pháp để khắc phục những bất lợi này là điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, kết hợp với chính sách tài khóa, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm ổn định thị trường ngoại hối, tỷ giá, thúc đẩy XK. (TS Nguyễn Trí Hiếu) Viễn cảnh đồng Nhân dân tệ trong năm 2017 Theo Eric Robertsen, chuyên gia nghiên cứu chiến lược vĩ mô và ngoại hối của Standard Chartered, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) có thể dùng 3 biện pháp chặn đà giảm đồng NDT trong thời gian tới. Đó là can thiệp tỷ giá, lãi suất và kiểm soát vốn, nhưng chúng đều có “những tác dụng phụ lớn”. Phương thức thứ nhất, can thiệp tỷ giá là cách trực tiếp để kiểm soát tiền tệ, nhưng việc dùng dự trữ ngoại hối để trợ giá NDT là vấn đề hai mặt. Tháng 11/2016, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm còn 3,052 nghìn tỷ USD, mức thấp nhất trong 6 năm, do PBoC phải liên tục bán ra ngoại tệ để hỗ trợ tỷ giá đồng nội tệ. Nếu đồng NDT tiếp tục mất giá, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc có thể giảm dưới mức 3.000 tỷ NDT. Điều này sẽ gia tăng tốc độ vốn thoái lui. Và đó là vấn đề mà PBoC phải trả giá. Phương cách thứ hai là điều chỉnh lãi suất có thể hiệu quả, nhưng chỉ là biện pháp tức thời. "Các nhà đầu tư nội địa Trung Quốc sở hữu lượng lớn trái phiếu và cộng đồng liên ngân hàng triển khai quá ít các biện pháp đòn bẩy trong bảng cân đối. Do đó, thắt chặt chính sách tiền tệ hay điều kiện thanh khoản nội địa thông qua các điều chỉnh lãi suất về lâu dài sẽ gây áp lực lớn cho khả năng thanh khoản của họ”, theo chuyên gia Robertsen. Phương thức thứ ba - kiểm soát vốn, được PBoC áp dụng chủ yếu trong suốt 3 tháng qua để trợ giá đồng NDT. Theo luật mới áp dụng tháng 7/2016, các định chế tài chính Trung Quốc phải báo cáo giao dịch tiền mặt với giá trị từ 50.000 NDT trở lên (tương đương 7.217 USD), giảm so với mức 200.000 NDT trước đó. Đồng thời, kể từ ngày 1/1/2017, việc điều chỉnh tỷ giá cũng dự kiến siết chặt các giao dịch ngoại hối. Tuy nhiên, việc này sẽ cản trở các mục tiêu lâu dài của Trung Quốc như tiếp tục đẩy mạnh quá trình quốc tế hóa NDT sau khi tham gia giỏ tiền tệ quốc tế. *Gần đây, tỷ giá NDT lại nổi lên như một vấn đề có khả năng gia tăng căng thẳng chính trị Trung - Mỹ. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ “dán nhãn” Trung Quốc là một quốc gia thao túng tỷ giá đồng tiền nhằm giành lợi thế trong thương mại và khẳng định sẽ tăng thuế lên 45% đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Sau chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử ngày 8/11/2016, tỷ giá đồng NDT đã giảm xuống gần mức thấp nhất trong 8 năm so với USD. Ông Geoff Lewis - chiến lược gia thị trường toàn cầu của Manulife Asset Management dự báo NDT sẽ giảm giá 4 - 5% so với USD trong năm nay, so với mức giảm 7% trong năm 2016. Theo Sim Moh Siong - nhà chiến lược tiền tệ cấp cao của Bank of Singapore: “Chính sách thương mại sắp tới của Mỹ với chiều hướng thiên về bảo hộ, có thể gây ra cuộc chiến thương mại trên thị trường thế giới. Xu hướng này có khả năng khiến NDT tiếp tục giảm”. (Cẩm Anh ghi) |