Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hiến kế cứu ngành chăn nuôi gia cầm

Kinhtedothi - Giá gia cầm thấp, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, tràn lan gia cầm nhập lậu... là những khó khăn khiến ngành chăn nuôi gia cầm lâm vào cảnh khốn đốn. Hơn lúc nào hết, Nhà nước cần quyết liệt triển khai ngay những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và cơ sở chăn nuôi trong nước.

Phải giảm được giá thành sản xuất

Quan tâm đến giải pháp giảm giá thành thức ăn chăn nuôi, Giám đốc Công ty CP dinh dưỡng Việt Tín Bùi Đức Huyên đề xuất, Nhà nước cần quan tâm có quy hoạch vùng nguyên liệu để phục vụ cho chăn nuôi, đặc biệt là cây ngô.

Đồng thời, cần tuyên truyền định hướng cho người tiêu dùng về sử dụng các sản phẩm chăn nuôi có lợi cho sức khỏe, hạn chế nhập khẩu thịt thương phẩm gia cầm. Đặc biêt, cần có chính sách hỗ trợ các chuỗi liên kết, cơ sở giết mổ phù hợp, có kho để bảo quản khi thị trường dư thừa. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần được hỗ trợ về nguồn vốn và lãi suất để tháo gỡ những khó khăn hiện nay.

Trang trại chăn nuôi gà đẻ Vỹ Duyên ở thôn Châu Mai, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai

Trăn trở về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam Vũ Anh Tuấn cho rằng, giá nguyên liệu là yếu tố quan trọng chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản xuất, do đó Nhà nước cần cân nhắc đến việc xây dựng đề án trồng lúa phục vụ riêng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Thực tế lâu nay, Việt Nam vẫn đang nghiêng nhiều về nghiên cứu các giống lúa chất lượng cho con người, nhưng năng suất chưa cao. Trong khi đó, đối với một số nước trong khu vực đã trồng lúa phục vụ riêng cho chăn nuôi chỉ đòi hỏi năng suất cao, không đòi hỏi chất lượng cao như phục vụ nhu cầu của con người .

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đồng quan điểm, để tạo đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi gia cầm trong nước, cần tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm gia cầm. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh công tác đàm phán để mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm thịt, trứng gia cầm chế biến, con giống ngoài thị trường Nhật Bản.

Trước mắt cần tiếp tục đàm phán ký kết một số hiệp định thú y với các nước, vùng lãnh thổ có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gia cầm của nước ta như: Singapore, Malaysia, Banglades, Myanmar…

Cùng với đó, cơ quan chức năng cần tích cực hỗ trợ hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai thủ tục hành chính, quy định kỹ thuật đối với việc xuất khẩu sản phẩm nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị. Hỗ trợ tích cực hơn để xây dựng nhiều vùng an toàn dịch bệnh, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi theo quy định của OIE (Tổ chức Thú y thế giới).

Nâng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nội

Các chuyên gia kinh tế nhận định, để tăng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi gia cầm trong nước cần có lộ trình lâu dài liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, các bộ, ngành, địa phương cần phải tập trung triển khai nhiều giải pháp trước mắt để vực dậy ngành chăn nuôi gia cầm. Bởi đây ngành hàng quan trọng liên quan đến sinh kế của hàng triệu hộ nông dân và góp phần đảm bảo an ninh thực phẩm cho đất nước.

 

Để từng bước vượt qua khó khăn, Hiệp hội khuyến cáo các doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho gia cầm bằng việc phối hợp hợp lý trong khẩu phần. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển mạnh việc áp dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học nhằm sản xuất nhanh các loại hóa chất, chế phẩm sinh học làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gia cầm, thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn

Theo Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 định hướng, đến năm 2030, Việt Nam duy trì tổng đàn gà có mặt thường xuyên từ 500 - 550 triệu con, trong đó, khoảng 60% được nuôi theo phương thức công nghiệp; tổng đàn thủy cầm có mặt thường xuyên từ 100 - 120 triệu con, trong đó, khoảng 40% được nuôi theo phương thức công nghiệp. Sản lượng trứng khoảng 23 tỷ quả, thịt gia cầm chiếm 29 - 31% tổng sản lượng thịt xẻ các loại…

Để đạt được các mục tiêu trên, việc tiếp tục nâng cao năng lực, sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội, người chăn nuôi trong nước là cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo sự phát bền vững của ngành chăn nuôi gia cầm.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, nhằm đảm bảo người chăn nuôi có lãi để tái sản xuất, đây là thời điểm các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai các giải pháp để tiếp tục giảm giá thành sản xuất. Đó là thông qua việc nghiên cứu các giải pháp chủ động nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, việc quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ cho ngành chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi gia cầm.

Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu sản phẩm gia cầm để giảm bớt gánh nặng cho người sản xuất gia cầm trong nước ở khâu đầu ra. Đặc biệt là cần chú trọng phát huy lợi thế riêng của chăn nuôi gia cầm trong nước mà các nước không có để tạo ra những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh riêng, đảm bảo được đầu ra của sản phẩm.

Cung vượt cầu, càng chăn nuôi gia cầm càng thua lỗ

Cung vượt cầu, càng chăn nuôi gia cầm càng thua lỗ

Người chăn nuôi lợn, gà khóc ròng vì thua lỗ kéo dài

Người chăn nuôi lợn, gà khóc ròng vì thua lỗ kéo dài

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ