Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

“Hình ảnh y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch là minh chứng cho sống cống hiến”

Kinhtedothi - Chia sẻ sau khi kết thúc bài thi Ngữ văn sáng 7/7, thí sinh Nguyễn Minh Thư (Đà Nẵng) nói: “Em đã lấy hình ảnh đội ngũ y, bác sĩ đang ngày đêm ở tuyến đầu cuộc chiến chống dịch Covid-19 để minh chứng cho sự cần thiết phải biết sống cống hiến”.
Sáng 7/7, cùng với cả nước, hơn 12.000 sĩ tử Đà Nẵng hoàn thành xong bài thi Ngữ văn - môn thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.
Theo chia sẻ chung của các thí sinh, đề thi môn Ngữ văn năm nay vừa sức và ấn tượng, nhất là phần đọc hiểu. Đặc biệt ở phần làm văn, câu 1 yêu cầu thí sinh “trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải biết sống cống hiến” tạo cảm xúc thích thú cho nhiều thí sinh.
Các thí sinh trao đổi kết quả làm bài môn Ngữ văn. Ảnh: Q.HẢI
Thí sinh Nguyễn Minh Thư (trường THPT Trần Phú, thi vào Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng) nhận xét: “Đề rất hay. Phần đọc hiểu tạo sự thích thú nhất khi dẫn tác phẩm văn học nước ngoài để cho thí sinh đọc hiểu và cảm nhận. Có rất nhiều ẩn dụ ở đề bài này”.
Về câu 1 phần làm văn yêu cầu thí sinh “trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải biết sống cống hiến”, Minh Thư chia sẻ: “Em đã lấy hình ảnh đội ngũ y, bác sĩ đang ngày đêm ở tuyến đầu cuộc chiến chống dịch Covid-19 để minh chứng cho sự cần thiết phải biết sống cống hiến”.
“Bên cạnh đó, em bắt đầu từ hình ảnh những chú bộ đội ngày xưa đã hy sinh tuổi xuân và máu xương cho đất nước trong cuộc chiến giành độc lập, hòa bình, để minh chứng cho sự cống hiến. Để từ đó, thế hệ trẻ như chúng em phải ra sức học tập thật tốt để sau này có thể cống hiến nhiều điều cho đất nước”.
Thí sinh tỏ ra hài lòng sau khi kết thúc môn Ngữ văn. Ảnh: Q.HẢI
Đối với thí sinh Phạm Minh Trí (trường THPT Trần Phú, nguyện vọng vào Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh), đề thi Ngữ văn năm nay khá dễ. “Em thích nhất câu 1 của phần làm văn, vì nó thể hiện được sự sáng tạo của sĩ tử, bộc lộ cảm xúc về cách sống cống hiến, sống vì cộng đồng và xã hội”.  
Trong khi đó, em Lê Minh Hương (trường Phan Chu Trinh, nguyện vọng vào Đại học Kinh tế Đà Nẵng) cho biết: “Em khá bất ngờ khi phần làm văn ra đề phân tích đoạn thơ. Phần đọc hiểu khó hơn và chiếm thời gian nhiều hơn so với phần làm văn”.
Cũng như Minh Thư, Minh Hương thích thú với câu 1 phần làm văn (trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải sống cống hiến). “Đây là đề mở, rất hay nhưng tiếc là quy định chỉ viết 200 chữ”, Hương nói.
Các thí sinh Đà Nẵng dự thi trong điều kiện đảm bảo phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Q.HẢI
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, TP Đà Nẵng tổ chức 31 điểm thi với 550 phòng thi; gần 16.400 người tham gia (tính cả lực lượng dự phòng); trong đó có 12.716 thí sinh, khoảng 3.650 người làm công tác thi.
Sáng 7/7, các sĩ tử tại Đà Nẵng đã tham gia tại 26 điểm thi chính thức. Các điểm thi này đã tổ chức hướng dẫn thí sinh làm thủ tục dự thi tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y tế. Thí sinh trước khi vào điểm thi được đo thân nhiệt, rửa tay bằng nước sát khuẩn, bắt buộc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tại phòng thi.
Điểm thi đặc biệt tại trường THTP Võ Chí Công (quận Ngũ Hành Sơn) dành riêng cho các thí sinh thuộc diện F với 41 thí sinh dự thi. Trong đó, có 2 thí sinh diện F1, 1 thí sinh diện F2 và 38 thí sinh ở vùng cách ly y tế.
Thí sinh tại điểm thi trường THTP Võ Chí Công mặc đồ bảo hộ, được đưa đến trường thi bằng xe chuyên dụng. Ở khu vực đón tiếp, các em cởi bỏ đồ bảo hộ, đo thân nhiệt sát khuẩn, thay khẩu trang. Trong phòng thi bố trí chỗ ngồi giãn cách, mỗi phòng không quá 12 thí sinh; các thí sinh được chia thành từng nhóm thi riêng như nhóm thí sinh diện F1, nhóm thí sinh diện F2 và nhóm thí sinh trong khu vực cách ly y tế.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2025-2026, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương rà soát nhu cầu chuyển trường cho con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Bắc Giang.

Miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa: phụ huynh vơi gánh nặng

Miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa: phụ huynh vơi gánh nặng

10 Jul, 05:43 PM

Kinhtedothi - Năm học 2025 – 2026 là một năm học đặc biệt với học sinh cả nước khi trẻ mầm non, học sinh phổ thông được miễn học phí. Với học sinh tiểu học tại Thủ đô, sự đặc biệt càng nhân lên khi từ năm học này, các em còn được TP hỗ trợ bữa ăn bán trú.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ