Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hình mẫu về giáo dục công lập

Kinhtedothi - Thành lập năm 2003, đến nay, trường Mầm non Cầu Diễn (thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm) tròn 10 năm tuổi. So với các trường trong huyện, Mầm non Cầu Diễn xem ra còn non trẻ, nhưng nếu ở bậc học mầm non thì lại già dặn so với cái tuổi lên mười.
Vượt khó 

Nhìn cơ ngơi nhà trường hôm nay với 14 lớp học, khu hiệu bộ; hệ thống các phòng hội đồng nghệ thuật, y tế, bếp, phòng Kisdmart, thư viện, phòng sinh hoạt chuyên môn; thảm trải sàn, máy tính, bình nóng lạnh, điều hòa, sân khấu ngoài trời, hệ thống cửa kính, quạt điện... khó có ai hình dung khi mới thành lập, nơi này còn hoang sơ, bừa bộn, đường vào heo hút lầy lội, sân trường cứ mưa là ngập. Ngoài 10 phòng học, không có phòng chức năng, bếp ăn, đường nội bộ nền đất, đường vào trường chưa có, phải đi cổng sau. Nước sinh hoạt phải xin của nhà dân. Lúc đầu, cả trường duy nhất chỉ có một lớp với hơn 20 trẻ và 7 cán bộ, giáo viên, trong khi đó, thị trấn Cầu Diễn có tới 19 tổ dân phố với trên 12,4 ngàn nhân khẩu. Nhưng trước cảnh trường lớp, giáo viên lèo tèo hầu hết các gia đình có con em trong độ tuổi mẫu giáo đều chọn gửi ở các trường bên ngoài hoặc nhà trẻ tư thục xung quanh.

 
 Tiết mục văn nghệ của trường Mầm non Cầu Diễn.
Tiết mục văn nghệ của trường Mầm non Cầu Diễn.
Khó khăn là vậy, nhưng vốn là nhà giáo, lại kinh qua công tác quản lý trường mầm non, cô Trần Thị Kim Thu đã động viên cộng sự đi vận động từng gia đình trên địa bàn đưa con em đến trường, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất của huyện, thị trấn cải tạo trường lớp, mua sắm trang thiết bị đồ dùng giảng dạy. Sự cố gắng nỗ lực không mệt mỏi của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường cũng được đền đáp khi năm 2008, sau 5 năm thành lập, trường đã hội đủ cả 5 tiêu chí xét trường đạt chuẩn Quốc gia. Nếu như kết thúc năm học đầu tiên, nhà trường có 92 trẻ với 3 lớp, thì sau 10 năm, kết thúc năm học 2012 - 2013, trường Mầm non Cầu Diễn đã có có 819 bé  với 14 lớp. 

Lấy đạo đức nghề nghiệp làm trọng

Để có được sự tin tưởng gửi gắm của các bậc phụ huynh, cô giáo Trần Thị Kim Thu cho biết, ngoài nội quy của nhà trường đối với cán bộ, giáo viên, từ hiệu trưởng đến nhân viên đều phải có một bản cam kết với hiệu trưởng không vi phạm 10 điều cấm, trong đó, điều cấm đầu tiên là không được đánh trẻ dưới bất kỳ hình thức nào, trong bất kỳ tình huống nào. Không được doạ nạt, xúc phạm, đối xử thiếu công bằng với trẻ. Chỉ cần giáo viên, nhân viên vi phạm một trong 10 điều đó, nhà trường sẽ xem xét cắt thưởng thi đua và có thể buộc thôi việc. Trong mỗi buổi giao ban, Ban giám hiệu đều nhắc nhở giáo viên phải tuân thủ đúng các quy định và đặc biệt không được nói dối với phụ huynh về tình hình học tập, sức khoẻ của trẻ. Vào cuối năm, nhà trường tổ chức trưng cầu ý kiến của phụ huynh học sinh về chế độ ăn, phương pháp dạy và có nhận xét đối với từng giáo viên... Có lẽ vậy, mà 10 năm qua, với sự ủng hộ của Hội Cha mẹ học sinh, riêng kinh phí huy động bằng nguồn xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường đã lên tới 700 triệu đồng.

Cùng với việc nuôi dưỡng trẻ, nhà trường đặc biệt chú trọng tới vẫn đề đổi mới nội dung, phương pháp dạy trẻ, từng bước giúp trẻ phát triển giác quan, nhận thức về sự vật, hiện tượng,… thông qua tổ chức chợ quê, trò chơi dân gian, thư viện, thực hành sa bàn giao thông; tổ chức cho trẻ làm góc sưu tầm, vẽ tranh kỷ niệm,... lồng ghép các làn điệu dân ca, ca dao, hò vè, đồng dao vào chương trình học của trẻ cũng như các hoạt động khác.

Nếu như ngày đầu mới thành lập, đội ngũ giáo viên nhà trường chỉ có 1 người có bằng Đại học Sư phạm, số còn lại đều là Trung cấp thì nay đã có 2 Thạc sĩ, 23 Đại học, 7 Cao đẳng và 34 Trung cấp; 7 giáo viên giỏi cấp TP. Trường đã xây dựng thư viện giáo án điện tử, bảo đảm mỗi lớp một bộ phần mềm giáo án điện tử và phủ kín mạng Internet trong toàn trường. 100% cán bộ, giáo viên trong trường có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công việc chuyên môn.

Hiệu trưởng Trần Thị Kim Thu cho biết, để phát huy danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia, trường đã đề ra mục tiêu phấn đấu duy trì số trẻ theo quy định với 14 lớp (đủ 4 độ tuổi); 100% trẻ mẫu giáo nhỡ, lớn biết chơi thành thạo các trò chơi phát triển Kisdmart trên máy tính; Tỷ lệ chuyên cần của trẻ mẫu giáo lớn đạt 90% trở lên, các độ tuổi khác 85% trở lên ; Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi dưới 1%; Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì dưới 2%; 100% trẻ được khám sức khỏe từ 2 - 3 lần/ năm học; Mức ăn đảm bảo calo, chất dinh dưỡng, đứng trong tốp đầu các trường mầm non công lập trên địa bàn. 
 
Ghi nhận những thành tích của tập thể giáo viên nhà trường, trong những năm qua, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND TP đã tặng Bằng khen. Từ năm học 2008 - 2009 đến nay, trường liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc trở thành điển hình mẫu trong lĩnh vực giáo dục mầm non của huyện Từ Liêm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2025-2026, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương rà soát nhu cầu chuyển trường cho con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Bắc Giang.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ