Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hoa hậu Thùy Tiên: từ người truyền cảm hứng đến bị can trong vụ án lừa dối khách hàng

Kinhtedothi - Từng đăng quang Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2021 và xây dựng hình ảnh như một người truyền cảm hứng tích cực cho giới trẻ, Nguyễn Thúc Thùy Tiên nay đối diện với vòng tố tụng hình sự sau khi bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi “Lừa dối khách hàng”, theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự. Vụ việc không chỉ gây rúng động dư luận mà còn đặt ra nhiều vấn đề pháp lý về trách nhiệm của người nổi tiếng khi tham gia vào các hoạt động quảng cáo thương mại trên nền tảng số.

Nguyễn Thúc Thùy Tiên (thứ 2, trái) và 2 bị can bị khởi tố và bắt tạm giam. Ảnh: Bộ Công an.

Theo thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01), ngày 19/5/2025, Nguyễn Thúc Thùy Tiên đã bị khởi tố bị can, bắt tạm giam với cáo buộc quảng bá sai sự thật về sản phẩm kẹo rau củ Kera trên mạng xã hội. Đây là sản phẩm do Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt (CER) sản xuất - nơi Thùy Tiên là cổ đông sáng lập, nắm giữ 30% vốn điều lệ.

Kết quả điều tra bước đầu cho thấy, sản phẩm Kera không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thậm chí có dấu hiệu là hàng giả thực phẩm, nhưng lại được truyền thông như một loại thực phẩm chức năng “xanh - sạch - tốt cho sức khỏe”. Theo báo cáo tài chính, từ hoạt động kinh doanh sản phẩm này, Thùy Tiên đã thu lợi gần 7 tỷ đồng - một con số không nhỏ đối với bất kỳ hoạt động thương mại nào.

Không chỉ riêng Thùy Tiên, nhiều cá nhân khác cũng bị khởi tố, bao gồm các lãnh đạo công ty Asia Life và một số nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục), Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlog)… Tất cả đều liên quan đến hai tội danh “Sản xuất hàng giả là thực phẩm” và “Lừa dối khách hàng”. Cơ quan điều tra nhận định, vụ án có dấu hiệu của hành vi phạm tội có tổ chức, khi các bị can có sự phân công rõ vai trò - từ sản xuất, thiết kế truyền thông đến quảng bá sản phẩm thông qua người nổi tiếng.

Vì sao bị khởi tố theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự?

Luật sư Hồ Minh Khánh - Giám đốc hãng luật MKLaw - cho rằng việc Thùy Tiên bị khởi tố theo khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự là điều dễ hiểu khi xét đến một số tình tiết định khung tăng nặng đã được xác lập bước đầu: “Khoản 2 Điều 198 áp dụng cho các trường hợp lừa dối khách hàng có tổ chức, mang tính chất chuyên nghiệp, hoặc chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên. Ở đây, Thùy Tiên vừa là người góp vốn, vừa tham gia quảng bá sản phẩm, lại trực tiếp hưởng lợi lớn từ hoạt động đó - nên không còn đơn thuần là người giới thiệu sản phẩm mà đã can dự sâu vào chuỗi thương mại sai phạm”.

Luật sư cũng nhấn mạnh rằng, để buộc tội hình sự, cơ quan điều tra cần chứng minh rõ yếu tố “ý thức chủ quan” của bị can - tức là Nguyễn Thúc Thùy Tiên có biết rõ sản phẩm không đảm bảo chất lượng hay không và có cố ý truyền bá thông tin gian dối nhằm hưởng lợi, hay chỉ vô tình tiếp nhận thông tin sai lệch do doanh nghiệp cung cấp. Nếu chỉ là hành vi quảng cáo thông thường mà không nhận thức được sai phạm, thì chưa đủ yếu tố cấu thành tội danh theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên, nếu có căn cứ cho thấy Thùy Tiên biết rõ sai phạm nhưng vẫn tiếp tục quảng bá, đồng thời hưởng lợi đáng kể từ hoạt động đó, thì hành vi có thể cấu thành đồng phạm với vai trò giúp sức tích cực - tức là hỗ trợ về mặt truyền thông, hình ảnh, phương tiện lan tỏa, làm gia tăng mức độ nguy hiểm của hành vi lừa dối khách hàng, dù không trực tiếp sản xuất hay thiết kế nội dung gian dối. Mức độ trách nhiệm này cần được làm rõ trong quá trình điều tra và tranh tụng tại Tòa án, dựa trên chứng cứ khách quan và lời khai thành khẩn từ các bên liên quan.

Từ một người được yêu mến trong lĩnh vực giải trí, đại diện cho các thương hiệu và chiến dịch xã hội, Thùy Tiên nay đứng trước nguy cơ mất trắng hình ảnh, danh tiếng và tự do cá nhân. Vụ việc của cô không đơn thuần là một “scandal” trong giới nghệ sĩ mà đã trở thành một tiền lệ pháp lý, buộc xã hội phải nhìn nhận lại trách nhiệm pháp lý của người nổi tiếng trong thương mại số.

Danh tiếng, dù lớn đến đâu, cũng không phải là lá chắn trước pháp luật. Và quyền lực truyền thông - nếu không đi kèm với trách nhiệm - có thể nhanh chóng trở thành công cụ tiếp tay cho những hành vi gian dối, gây thiệt hại trực tiếp cho người tiêu dùng.

Khi thương mại số vượt khỏi khuôn khổ đạo đức cá nhân

Vụ án “kẹo Kera” có thể là bước ngoặt trong việc siết chặt quản lý hoạt động quảng bá sản phẩm trên nền tảng số, đặc biệt là với các mặt hàng liên quan đến sức khỏe cộng đồng như thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc và thực phẩm chức năng.

Hiện vụ án vẫn đang được Cơ quan điều tra tiếp tục mở rộng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là qua vụ việc này, xã hội cần nghiêm túc nhìn nhận lại việc thiết lập chuẩn mực pháp lý và đạo đức cho hoạt động quảng cáo trực tuyến, đặc biệt là khi người nổi tiếng sử dụng hình ảnh cá nhân để truyền tải thông tin thương mại. Điều này càng trở nên cấp thiết nhất là trong các lĩnh vực nhạy cảm như thực phẩm, y tế và sức khỏe, nơi mà sự thiếu trung thực có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng. Minh bạch hóa nội dung quảng bá, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và xác lập trách nhiệm pháp lý rõ ràng cho từng vai trò trong chuỗi giá trị truyền thông - đó không chỉ là yêu cầu cấp thiết trong vụ án này, mà còn là thách thức chung của thời đại thương mại số.

Đắk Lắk: đề nghị xử phạt công ty sản xuất kẹo Kera hơn 224 triệu đồng

Đắk Lắk: đề nghị xử phạt công ty sản xuất kẹo Kera hơn 224 triệu đồng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang bị đề nghị 9 - 10 năm tù

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang bị đề nghị 9 - 10 năm tù

27 Mar, 03:59 PM

Kinhtedothi - Ngoài mức án từ 9-10 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Thanh Bình (cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang), đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh cũng đề nghị mức án 6-7 năm tù dành cho cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư.

Hải Dương: xét xử 51 thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Hải Dương: xét xử 51 thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

27 Mar, 03:54 PM

Kinhtedothi - Sau hơn 2 ngày xét xử, TAND huyện Gia Lộc (Hải Dương) đã tuyên án với 51 bị cáo trong vụ đánh nhau xảy ra rạng sáng ngày 15/2/2024 về các tội: Cướp tài sản, Cố ý gây thương tích, Gây rối trật tự công cộng và Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ