Hoãn chứ không hủy
Dù vậy, cả EU lẫn NATO và Grudia đều vẫn không thể thở phào nhẹ nhõm bởi trong thực chất việc không tổ chức này chỉ là bước lùi sách lược của chính quyền ở Nam Ossetia và Nga. Chỉ là hoãn chứ không huỷ.
Từ sau cuộc chiến tranh ở Grudia hồi năm 2008, cả hai vùng lãnh thổ ly khai ở đất nước này là Abkhazia và Nam Ossetia đều càng ngày càng xa rời Grudia và xích lại càng gần Nga hơn. Việc cả hai gia nhập Liên bang Nga luôn khả thi vào bất kỳ thời điểm nào.
Chuyện trưng cầu dân ý ở vùng Nam Ossetia mới đây được đưa ra có liên quan đến chiến sự ở Ukraine giữa Nga và Ucraine. Nó được Nga và Nam Ossetia sử dụng làm đòn chiến tâm lý nhằm vào Ukraine, Mỹ, EU và NATO cùng các đồng minh của họ. Hàm ý ở trong đó là những vùng lãnh thổ ly khai ở Ukraine rồi đây cũng sẽ như hai vùng lãnh thổ ly khai ở Grudia và trong tương lai luôn để ngỏ khả năng gia nhập Liên bang Nga theo mô thức kịch bản như Crimea hồi năm 2014.
Bây giờ, khi mưu tính chiến lược của Nga cho chiến sự ở Ukraine đã bộc lộ công khai là tập trung hàng đầu vào vùng Donbas để mở rộng phạm vi lãnh thổ ly khai ở Ukraine thì tác động của chiêu đòn tâm lý chiến kia không còn nhiều nữa. Không hủy mà chỉ hoãn và vì chỉ hoãn lại thôi nên cuộc trưng cầu dân ý luôn có thể được tổ chức ở vùng Nam Ossetia vào bất kỳ thời điểm nào với kết quả cuối cùng như thể đã được lập trình trước là đa số cử tri ở đây tán đồng việc Nam Ossetia gia nhập Liên bang Nga.
Từ đó cũng còn có thể thấy bất kể rồi đây có giải pháp quân sự hay chính trị ngoại giao cho cuộc chiến ở Ukraine thì cũng đều không thể đảo ngược một thực trạng là Ukraine và Grudia càng thêm khó thu phục những vùng lãnh thổ ly khai.

Chiến sự Ukraine: Nga nhằm vào các mục tiêu "trọng điểm" phía đông
Kinhtedothi - Việc chiếm được hai thành phố Sievierodonetsk và Lysychansk sẽ giúp Moscow kiểm soát hiệu quả Luhansk và cho phép Điện Kremlin tuyên bố chiến thắng sau hơn ba tháng chiến sự.

EU thừa nhận thách thức pháp lý nếu tịch thu tài sản Nga bị đóng băng
Kinhtedothi - Quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, việc chuyển đổi từ “đóng băng” tài sản của Nga sang tịch thu đòi hỏi quá trình pháp lý rất phức tạp.

Quốc gia châu Âu tiếp theo có thể bị Nga khóa van khí đốt
Kinhtedothi - Công ty điện lực Orsted của Đan Mạch vừa cảnh báo tập đoàn dầu khí Nga Gazprom có thể cắt nguồn cung khí đốt vì công ty này từ chối thanh toán bằng đồng rúp.