Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 5 tuổi vào năm 2030

Kinhtedothi - Theo tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi, đến năm 2023 sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc.

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 9, sáng 22/5, Chính phủ đã trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi.

Tạo điều kiện cho trẻ em mẫu giáo tiếp cận với giáo dục có chất lượng

Trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, giáo dục mầm non (GDMN) hiện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức lớn như: còn một số lượng khá lớn trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 4 tuổi (chủ yếu là trẻ em ở vùng khó khăn, trẻ em đối tượng yếu thế) chưa được tiếp cận với GDMN, tạo ra sự mất công bằng trong tiếp cận giáo dục.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trình bày tờ trình - Ảnh: Quochoi.vn

Bên cạnh đó, các điều kiện đảm bảo chất lượng GDMN còn nghèo nàn. Chính sách hiện hành dành cho trẻ em mầm non, giáo viên, cơ sở giáo dục, cơ chế, chính sách đầu tư, xã hội hoá giáo dục còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển GDMN...

Vì vậy, việc ban hành Nghị quyết Quốc hội tạo căn cứ, cơ sở pháp lý giúp các địa phương sớm xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai phổ cập giáo dục mầm non mẫu giáo theo yêu cầu của Ban chấp hành Trung ương; góp phần bảo đảm an sinh, xã hội, tạo cơ hội cho trẻ em mẫu giáo tất cả các vùng miền trong cả nước được tiếp cận với giáo dục mầm non.

Người dân, đặc biệt là đối tượng trực tiếp thụ hưởng từ chính sách, trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi có điều kiện được huy động đến trường, lớp mầm non để tiếp cận với giáo dục có chất lượng.

Đồng thời, tăng cường nguồn lực từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương đầu tư cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục mầm non dân lập, tư thục...

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Nghị quyết sẽ tập trung giải quyết các vấn đề như sau: hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc vào năm 2030; việc phổ cập được thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm các điều kiện phổ cập theo quy định.

Quang cảnh phiên làm việc sáng 22/5 - Ảnh: Quochoi.vn

Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách để thực hiện Nghị quyết. Các nội dung cần được quy định cụ thể trong cơ chế, chính sách bao gồm: đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu; bảo đảm đội ngũ giáo viên mầm non theo định mức quy định; bảo đảm đầy đủ kinh phí hoạt động cho các cơ sở giáo dục mầm non công lập;

Chính sách đột phá về đầu tư phát triển giáo dục mầm non; ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hải đảo, biên giới, bãi ngang ven biển, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất...

Về nguồn lực tài chính thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi, theo dự thảo Nghị quyết: Ngân sách nhà nước bổ sung tăng thêm ngoài 20% tổng chi cho giáo dục, đào tạo theo Luật Giáo dục; nguồn vốn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Đánh giá kỹ lưỡng nguồn kinh phí thực hiện

Báo cám thẩm tra về dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội (Ủy ban) của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban tán thành sự cần thiết ban hành Nghị quyết về phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi. Việc ban hành Nghị quyết nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, nhất là Nghị quyết số 42-NQ/TW 2023 ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; tạo điều kiện cho trẻ em 3 đến 5 tuổi được đến trường, nhằm phát triển toàn diện, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết - Ảnh: Quochoi.vn

"Đây là bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa công bằng giáo dục, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho thế hệ trẻ", ông Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh.

Về nguồn lực thực hiện, Ủy ban cho rằng, để hoàn thành mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi vào năm 2030, cần nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực rất lớn.

Về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị: tổng dự toán kinh phí để thực hiện giai đoạn 2026-2030 là 116.314,1 tỷ đồng. Cơ quan chủ trì soạn thảo cần xác định lộ trình giai đoạn 2026 - 2030. Có ý kiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nêu quan điểm lựa chọn phương án đề xuất để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Ủy ban Văn hóa và Xã hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo, bổ sung đánh giá kỹ lưỡng nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước, nhất là các địa phương có điều kiện khó khăn; đề nghị Chính phủ xem xét bố trí nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết do ngân sách Trung ương hỗ trợ tăng thêm ngoài tổng chi ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục.

Chính phủ đề xuất quy định về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Chính phủ đề xuất quy định về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thắt chặt hợp tác báo chí Việt Nam - Trung Quốc trong thời đại số

Thắt chặt hợp tác báo chí Việt Nam - Trung Quốc trong thời đại số

22 May, 02:24 PM

Kinhtedothi - Sáng 22/5, Báo Kinh tế & Đô thị đã có buổi tiếp và làm việc với Hội Nhà báo toàn quốc Trung Quốc do Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo toàn quốc Trung Quốc Lưu Tư Dương làm Trưởng đoàn. Đây là hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm 3 ngày tại Việt Nam của Hội Nhà báo toàn quốc Trung Quốc.

Báo chí khơi dậy khát vọng, niềm tin phát triển kinh tế đất nước

Báo chí khơi dậy khát vọng, niềm tin phát triển kinh tế đất nước

22 May, 04:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, mở ra một hành trình mới nhằm khơi thông, nâng tầm và giải phóng sức mạnh nội lực trong nền kinh tế Việt Nam. Nghị quyết đã định vị lại vai trò kinh tế tư nhân như một trong những trụ cột quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ