Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hoạt động ngoại khóa: Nâng chất lượng dạy - học

Kinhtedothi - Các trường ở Hà Nội, đặc biệt là tiểu học, đang chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa (HĐNK) nhằm bổ sung kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp... cho học sinh (HS).
Điển hình cho hoạt động hữu ích này là các trường ở quận Tây Hồ.
Hoạt động thiết thực
Không thể phủ nhận, quỹ thời gian của đa số HS là học ở trường, đi học thêm…, mà ít có các hoạt động ngoại khóa. Những việc trong gia đình như quét nhà, nấu cơm, rửa bát… cũng lại do cha mẹ làm, do đó rất nhiều em mù mờ về vốn sống, thiếu kỹ năng trong giao tiếp... Vì vậy nên nhiều trường ở quận Tây Hồ đã quan tâm mở ra các HĐNK.
Trực tiếp đứng lớp, cô Đỗ Tường Phượng, trường Tiểu học Nhật Tân cho biết, HĐNK giúp HS có những hiểu biết và thái độ đúng đắn về các giá trị văn hóa, xã hội. Hoạt động này tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp sẽ giúp khắc họa sâu hơn các bộ môn văn hóa. “HĐNK tác động rất nhiều đến HS, HS hứng thú vì được làm theo từng chủ đề do giáo viên hướng dẫn. Bên cạnh đó, để giảm áp lực với môn Toán, Tiếng Việt vốn khô khan, tôi đều lồng ghép các chủ đề của HĐNK với môn học chính để môn học thêm sinh động, đồng thời cho HS được trải nghiệm thực tế. Qua các tiết học như vậy, HS hào hứng tham gia, đặc biệt HS rất tự tin” – cô Phượng chia sẻ.

Giờ ngoại khóa của học sinh trường Tiểu học Kim Liên tại Nông trại giáo dục VietVillage.   Ảnh: Nguyễn Trường

Không riêng trường Tiểu học Nhật Tân, các giáo viên của trường Tiểu học Đông Thái, Tiểu học Chu Văn An... cũng rất hào hứng với các tiết dạy học ngoại khóa với mục tiêu trau dồi kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho trẻ.
Nhìn nhận hoạt động ngoài giờ học này, Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ Trần Thị Hương cho biết, năm học 2016 – 2017, Sở GD&ĐT Hà Nội phát động Hội thi giáo viên dạy giỏi tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khóa cấp tiểu học, và 10/13 trường của quận đã đăng ký tham gia. Là thành viên trong Ban giám khảo hội thi này, cô Hương nhận xét, hầu hết các tiết dạy HĐNK của các trường đều có sự đầu tư cả về nội dung và hình thức. Các tiết dạy đều xác định đúng mục tiêu, nội dung bám sát chủ đề: "Trách nhiệm của em với cộng đồng", tổ chức được cho HS những hoạt động nhằm tiếp nối hoạt động dạy – học trên lớp, gắn lý thuyết với thực hành.
Hình thành nhân cách
Đa số giáo viên khi được hỏi đều chung nhận định, hoạt động ngoài giờ lên lớp thực sự là một sân chơi bổ ích, thú vị của HS, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo, cố vấn. Tùy từng trường mà hoạt động này có thể tổ chức theo nhiều hình thức: Trong sân trường, trong lớp học, giờ chào cờ... theo hình thức nghệ thuật (vẽ, hát, đóng kịch) hay hình thức nghiên cứu (điều tra, thảo luận)... Tuy nhiên, bà Hương cho biết, qua chấm thực tế tại các trường trên địa bàn quận, vẫn khá nhiều giáo viên chưa phân biệt được việc tổ chức HĐNK với hoạt động chính khóa; tổ chức một số hoạt động gượng gạo, thiếu sáng tạo. Không riêng bà Hương, mà rất nhiều người làm giáo dục cho rằng, một giáo viên giỏi chỉ cần nắm vững kiến thức, kỹ năng dạy, biết chuyển tải kiến thức, hướng dẫn HS tự làm, tự chịu trách nhiệm với bản thân. Ví dụ như học môn Sinh, nói về con giun, HS phải được thử nghiệm mổ bụng giun; học về hoa hồng, HS phải được cầm hoa, xem cành hoa thế nào... Với tiết học này, HS là trung tâm, làm chủ. Đây là hoạt động không thể thiếu trong quá trình hình thành nhân cách cho HS và cũng là những sáng kiến trong đổi mới dạy – học, nâng chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục, các nhà trường cần đầu tư xây dựng kế hoạch hoạt động tổng thể phù hợp với điều kiện sẵn có của trường, từ đó phối hợp tốt với các bộ phận xây dựng chương trình cụ thể, chi tiết; kế hoạch phải xuyên suốt trong năm học và cả trong Hè; thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao về nhận thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho đội ngũ nhà giáo. Có như vậy, HĐNK mới thực sự là một sân chơi bổ ích cho các em và đạt được mục đích rèn kỹ năng đã đặt ra.
Với những hoạt động này, HS hoạt động sôi nổi, giáo viên gần gũi có sự gắn kết với HS, HS tự tin thể hiện sự sáng tạo của mình. HĐNK là một trong những sáng kiến đổi mới dạy – học, nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường.
Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ Trần Thị Hương

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2025-2026, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương rà soát nhu cầu chuyển trường cho con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Bắc Giang.

Miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa: phụ huynh vơi gánh nặng

Miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa: phụ huynh vơi gánh nặng

10 Jul, 05:43 PM

Kinhtedothi - Năm học 2025 – 2026 là một năm học đặc biệt với học sinh cả nước khi trẻ mầm non, học sinh phổ thông được miễn học phí. Với học sinh tiểu học tại Thủ đô, sự đặc biệt càng nhân lên khi từ năm học này, các em còn được TP hỗ trợ bữa ăn bán trú.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ