Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Học nghề Chăm sóc sắc đẹp dễ kiếm việc làm

Kinhtedothi - Khi nhiều người có nhu cầu được làm đẹp thì học sinh, sinh viên học nghề Chăm sóc sắc đẹp trình độ trung cấp, cao đẳng có cơ hội việc làm rộng mở ở trong nước và nước ngoài với mức thu nhập khá.

Nhiều học sinh mong muốn học

Giáo dục nghề nghiệp đang trở thành xu thế tất yếu trong xã hội năng động và thực tiễn như hiện nay. Học nghề sớm song song với học văn hóa (được miễn phí học nghề trình độ trung cấp chương trình 9+) đang giúp các bạn trẻ rút ngắn con đường lập nghiệp làm chủ tương lai của mình.

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, các ngày hội tư vấn hướng nghiệp nghề cho học sinh THCS năm 2025 do các trường trung cấp nghề phối hợp tổ chức đã thu hút nhiều học sinh lớp 9 tham gia tìm hiểu những ngành nghề mà thị trường đang có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn. Chăm sóc sắc đẹp là một trong số những ngành được nhiều em học sinh quan tâm, nhất là các nữ sinh, bởi nghề này đang rất hot, xã hội đang cần nhiều người và rất dễ tìm việc. Khá nhiều em học sinh quan tâm đến nội dung làm nail và trang điểm nên đã có những trải nghiệm nghề này tại Ngày hội tư vấn hướng nghiệp học nghề 2025 và đặt nhiều câu hỏi về trang bị dụng cụ học nghề, đăng ký học như thế nào, cơ hội việc làm ở đâu, mức thu nhập ra sao...

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Hà Nội xét tuyển và đào tạo nghề Chăm sóc sắc đẹp để đáp ứng nhu cầu cao của nhiều học sinh và thị trường lao động.

Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Nấu ăn - Nghiệp vụ du lịch và Thời trang Hà Nội Nguyễn Xuân Hùng cho biết, qua những lần nhà trường tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp nghề cho học sinh THCS năm 2025 cho thấy, các em học sinh quan tâm nhiều nhất đến nghề Kỹ thuật pha chế đồ uống, Kỹ thuật chế biến món ăn, Chăm sóc sắc đẹp, Kỹ thuật làm bánh, Nhà hàng - khách sạn. Chăm sóc sắc đẹp là nghề rất quan trọng và thiết thực đối với người học. Đặc biệt, đối với các bạn nữ, khi học nghề Chăm sóc sắc đẹp thì ra trường rất dễ tìm việc và tự biết cách làm cho bản thân được đẹp hơn”.

Học sinh lớp 9 trải nghiệm nghề Chăm sóc sắc đẹp tại Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp nghề cho học sinh THCS năm 2025 do Trường Trung cấp nghề Nấu ăn - Nghiệp vụ du lịch và Thời trang Hà Nội tổ chức. Ảnh: Trần Oanh

Năm 2025 là năm thứ hai Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội tuyển sinh và đào tạo nghề Chăm sóc sắc đẹp. Cô Phạm Thanh Huệ - Trưởng khoa Chăm sóc sắc đẹp Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội cho biết, học sinh, sinh viên nghề Chăm sóc sắc đẹp được đào tạo nhiều nội dung như: chăm sóc da, trang điểm nghệ thuật, massage body và bấm huyệt, chăm sóc móng, nối mi, kỹ thuật chăm sóc tóc, gội đầu dưỡng sinh, phun xăm thẩm mỹ. Khi sinh viên tốt nghiệp ngành Chăm sóc sắc đẹp thì có thể làm việc tại các vị trí như: nhân viên tư vấn và chăm sóc sắc đẹp, chuyên viên chăm sóc da, chuyên viên nail, chuyên viên nối mi, chuyên viên phun thêu thẩm mỹ, chuyên viên trang điểm/trang điểm hóa trang, chuyên viên masage; giáo viên hoặc mở trung tâm đào tạo học viên ngành Chăm sóc sắc đẹp,...

Cơ hội việc làm rộng mở

Học sinh, sinh viên học nghề Chăm sóc sắc đẹp với chương trình đào tạo 30% thời lượng học lý thuyết, 70% thời gian thực hành tại trường và ngoài ra được thực tập thực tế tại các cơ sở làm đẹp trên địa bàn Hà Nội.

Chia sẻ về tình hình học tập của học sinh nghề Chăm sóc sắc đẹp, thầy Nguyễn Xuân Hùng - Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Nấu ăn - Nghiệp vụ du lịch và Thời trang Hà Nội cho hay: "Các em học sinh mới học được hơn một học kỳ nhưng đã biết thực hiện các thao tác. Qua ý kiến khảo sát các bậc phụ huynh cho biết con họ rất thích thú, say mê học nghề Chăm sóc sắc đẹp vì đã được thể hiện tay nghề của mình. Hiện nay, các em đã có sự chuẩn bị để ngày 25/4 tới đây sẽ tham dự kỳ thi học sinh giỏi nghề Chăm sóc sắc đẹp do nhà trường tổ chức trên tinh thần phát huy tính tích cực và những mô- đun các em đã được học. Để đảm bảo yêu cầu giảng dạy tốt nhất cho học sinh, nhà trường đã đầu tư trang thiết bị 2 phòng thực hành nghề Chăm sóc sắc đẹp".

Theo chia sẻ của lãnh đạo các trường, học sinh, sinh viên học nghề Chăm sóc sắc đẹp có cơ hội việc làm rộng mở bởi hiện nay nhiều người dân ở thành thị đến nông thôn đều có mong muốn trở nên xinh đẹp hơn mỗi ngày, khi tham gia các sự kiện (đám hỏi, đám cưới, lễ hội, hội nghị, hội thảo,...); mọi người cũng chú ý đến cách chăm sóc da để chống lão hóa... Mức lương khởi điểm của học sinh học nghề Chăm sóc sắc đẹp trình độ trung cấp ra trường từ 6 - 8 triệu đồng/tháng; những em có tay nghề có mức lương từ 8 - 10 triệu đồng/tháng, chưa tính tiền khách hàng thưởng khi họ cảm thấy hài lòng.

Ngô Thị Phương Ngọc là sinh viên lớp K51 Chăm sóc sắc đẹp, Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội đang cùng bạn học thực hành tại trường, bộc bạch: "Trước đây em đã học nghề nối mi và đi làm được 2 năm. Em muốn có tương lai nghề nghiệp phát triển nên đã đăng ký xét tuyển ngành Chăm sóc sắc đẹp của trường. Hiện tại em đang học năm thứ nhất với các

mô-đun như chăm sóc da cơ bản, chăm sóc da nâng cao, trang điểm. Các thầy cô tận tâm và tạo điều kiện cho chúng em được thể hiện kỹ năng tay nghề. Em có mong muốn sau khi tốt nghiệp sẽ sang Hàn Quốc học liên thông lên đại học để được chăm sóc sắc đẹp cho mọi người".

Để có kỹ năng tay nghề cao hơn, học sinh tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề Chăm sóc sắc đẹp hoàn toàn có thể học liên thông cao đẳng. Đây cũng là cách để sau này các em có đủ điều kiện và lợi thế để đi làm ở các phòng khám, spa chuyên nghiệp vì có yêu cầu người làm tốt nghiệp trình độ cao đẳng ngành nghề Chăm sóc sắc đẹp. Các em cũng có thể đi giảng dạy cho các trường, trung tâm, spa. Hiện nay, các trường cao đẳng đào tạo nghề Chăm sóc sắc đẹp đã có sự hợp tác với những trường đại học ở nước ngoài như Hàn Quốc để sinh viên có điều kiện học liên thông lên bậc cao hơn; sau khi tốt nghiệp trở thành chuyên gia có nhiều cơ hội làm việc ở trong và ngoài nước với mức thu nhập rất tốt và tương lai rộng mở.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Việc lựa chọn học nghề cũng là một trong những tiêu chí rất quan trọng và đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của bản thân. Và quan trọng hơn cả, học nghề là sự lựa chọn thực tế thông minh, phù hợp với nhiều học sinh có học lực trung bình và trung bình khá; những em có mong muốn tự khẳng định mình có việc làm ổn định trong tương lai từ chính đôi bàn tay và khối óc. Nếu được định hướng tốt và trao cơ hội học nghề sớm và đúng cách, các em học sinh THCS hoàn toàn có thể trở thành những kỹ thuật viên giỏi, những người lao động có tay nghề,... tự tin lập nghiệp và có đóng góp cho xã hội.

Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Nấu ăn - Nghiệp vụ du lịch và Thời trang Hà Nội Nguyễn Xuân Hùng

Học sinh lo lắng chọn nhầm nghề, không đủ sức cạnh tranh với AI

Học sinh lo lắng chọn nhầm nghề, không đủ sức cạnh tranh với AI

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hơn 1.300 giáo viên, nhân viên tranh tài tại Giải thể thao ngành GD&ĐT Hà Nội

Hơn 1.300 giáo viên, nhân viên tranh tài tại Giải thể thao ngành GD&ĐT Hà Nội

19 Apr, 04:01 PM

Kinhtedothi – Ngày 19/4, 1.320 vận động viên xuất sắc là những cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường đại diện cho ngành GD&ĐT của các quận, huyện, thị xã và cụm trường trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội đã tham dự Giải thể thao cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành GD&ĐT năm học 2024 – 2025.

Giáo dục Lào Cai - hành trình đổi mới toàn diện, vươn lên mạnh mẽ

Giáo dục Lào Cai - hành trình đổi mới toàn diện, vươn lên mạnh mẽ

19 Apr, 12:59 PM

Kinhtedothi- Từ muôn vàn khó khăn thuở đầu tái lập tỉnh, ngành Giáo dục Lào Cai đã vươn mình mạnh mẽ, chuyển biến toàn diện về quy mô, chất lượng và tầm nhìn. Từ chỗ 60% trẻ không được đến trường, đến nay tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục các cấp, trở thành điểm sáng với thành tích học sinh giỏi quốc gia, trường lớp hiện đại, đội ngũ giáo viên vững chuyên môn, mạnh chính trị và môi trường học tập tiệm cận chuẩn quốc tế. Những con số hôm nay chính là minh chứng cho hành trình đổi mới bền bỉ và tâm huyết.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ