Học sinh Bắc Từ Liêm lan tỏa tinh thần yêu văn hóa, du lịch
Kinhtedothi - Chiều 11/4, Phòng GD&ĐT quận Bắc Từ Liêm (cụm thi số 3 – cấp THCS) tổ chức cuộc thi “Sứ giả du lịch” năm học 2024-2025 của dành cho học sinh THCS.
Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Hữu Hải cho biết, cuộc thi “Sứ giả du lịch” được tổ chức nhằm tuyên truyền giúp nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của học sinh phát huy tinh thần yêu nước, yêu Hà Nội, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng xây dựng Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Đây là một hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm bồi dưỡng tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc và nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về giá trị văn hóa, lịch sử, cũng như tiềm năng du lịch của đất nước.
Trong bối cảnh đất nước đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, việc giáo dục học sinh hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, quảng bá hình ảnh quê hương mình đến với bạn bè trong và ngoài nước là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Các em – chủ nhân tương lai của đất nước sẽ là những đại sứ văn hóa năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết.

Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Hữu Hải trao cờ lưu niệm cho đại điện các đội.
Cuộc thi không chỉ là sân chơi để học sinh thể hiện tài năng, sự hiểu biết, khả năng thuyết trình, tư duy sáng tạo, mà còn là dịp để các em nuôi dưỡng niềm đam mê tìm hiểu văn hóa, lịch sử và du lịch. Thông qua đó, mỗi em sẽ thêm yêu mến mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên, trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Phần thi "Em làm hướng dẫn viên du và xử lý tình huống" của một đội thi.
Lãnh đạo ngành giáo dục quận Bắc Từ Liêm hy vọng cuộc thi sẽ trở thành hoạt động thường xuyên, lan tỏa tinh thần yêu văn hóa, du lịch sâu rộng trong học đường. Sau cuộc thi, mỗi học sinh sẽ tiếp tục nuôi dưỡng khát vọng tìm hiểu, học hỏi và lan tỏa những giá trị tốt đẹp của quê hương mình.
Cuộc thi không chỉ là sân chơi lành mạnh, có ý nghĩa giáo dục cho học sinh Hà Nội, tuyên truyền và lan tỏa những giá trị văn hóa tích cực, tốt đẹp của Thủ đô mà còn khuyến khích học sinh tìm hiểu và quảng bá về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa của địa phương.
Tại cuộc thi, 7 đội đến từ các Trường THCS: Cổ Nhuế 2; Dewey; Đông Ngạc; Xuân Đỉnh và các trường: TH-THCS-THPT Everest; THCS-THPT Hà Thành; TH -THCS Pascal đã trải qua 3 phần thi: tìm hiểu kiến thức về địa phương – Hà Nội thân yêu; Em làm hướng dẫn viên du và xử lý tình huống. Ở các phần thi, 7 đội cùng nhau thể hiện sự hiểu biết của mình về lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, truyền thống và con người Hà Nội – Thủ đô ngàn năm văn hiến, trái tim yêu dấu của đất nước.
Thông qua cuộc thi, học sinh được rèn luyện kỹ năng thuyết trình, giao tiếp và sự tự tin, góp phần nâng cao nhận thức về du lịch bền vững và bảo vệ môi trường.

Từ ngôi làng “Cửu phẩm bá hộ” đến điểm du lịch của Hà Nội
Kinhtedothi - Làng Thiết Úng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) nổi tiếng với nghề chạm khắc gỗ. Nghệ nhân trong làng từng được triều đình nhà Nguyễn ban sắc phong “Cửu phẩm bá hộ” (một chức quan).

Đề án sân khấu học đường: nâng cao năng lực thẩm mỹ, bồi đắp nhân cách cho học sinh
Kinhtedothi – Đề án sân khấu học đường là hình thức học tập mở, góp phần nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ, định hướng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh; tiến tới học sinh không chỉ xem, nghe mà còn trực tiếp tham gia dàn dựng, biểu diễn tác phẩm văn học được sân khấu hoá.

Học sinh làm cầu nối văn hóa giữa Hà Nội và bạn bè quốc tế
Kinhtedothi - Điều 22 Luật Thủ đô 2024 nhấn mạnh: phát triển sự nghiệp GD&ĐT để Thủ đô là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước, thích ứng với quá trình hội nhập. Qua nhiều dự án mới mẻ và hấp dẫn từ các nhà trường, học sinh Thủ đô được tạo điều kiện để phát triển toàn diện từ kiến thức đến kỹ năng và trở thành cầu nối văn hóa giữa Hà Nội và bạn bè quốc tế.