Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam:

Học sinh không đến trường, dễ bị sang chấn tâm lý

Học sinh không đến trường một thời gian, nếu chúng ta không có biện pháp kết hợp thật tốt với gia đình, nhà trường và xã hội có nhiều hoạt động thì bị ảnh hưởng kết quả học tập trực tiếp và dễ dẫn đến bị sang chấn tâm lý.

Chăm lo tốt nhất cho người dân

Chiều 12/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham dự Hội nghị Triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2022. Tại đây, Phó Thủ tướng ghi nhận ngành LĐTB&XH có nhiều đổi mới trong năm 2021,  như tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116, tham mưu Chính phủ ra Nghị định về lương hưu thực hiện từ ngày 1/1/2022...

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các tỉnh hình thành mạng lưới bảo vệ trẻ em đến cấp xã, làm rất nghiêm túc.

Trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng chỉ ra những bất cập của ngành LĐTB&XH. Đó là câu chuyện xác minh hồ sơ người có công vẫn còn tồn tại. Đây là vấn đề rất nhạy cảm, Bộ LĐTB&XH cần tiếp tục phối hợp với Bộ Quốc phòng để giải quyết. Đồng thời hỗ trợ, chăm sóc những thương binh lớn tuổi và có hỗ trợ lâu dài về đào tạo, việc làm cho người thân của họ.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ LĐTB&XH tới đây ngồi lại bàn bạc với các bộ để có cơ chế điều phối trong công chương trình xóa nghèo, nguồn lực. “Đề nghị Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ liên quan, Ủy ban dân tộc giúp Bộ LĐTB&XH hoàn thành tốt nhiệm vụ giảm nghèo” – Phó Thủ tướng nói.

Liên quan đến nhóm trợ giúp xã hội, Phó Thủ tướng cho rằng, bên cạnh hệ thống bảo hiểm, cần có hệ thống trợ giúp xã hội để huy động được xã hội tham gia vào lĩnh vực này nhiều hơn, Nhà nước cũng phải tăng cường.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận ngành LĐTB&XH có nhiều đổi mới trong năm 2021.

Về thị trường lao động rất khó khăn nhưng chúng ta đang từng bước khắc phục. Nhưng, Bộ LĐTB&XH cùng với Bộ Ngoại giao phối hợp rất tốt việc bảo hộ công dân đối với một số trường hợp nhận được thông tin bị đối xử, bị xâm phạm lợi ích chính đáng. “Tôi đã bàn với đồng chí Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, Bộ Ngoại giao tới đây sẽ có chính sách để quản lý chặt hơn, tuyên truyền cho người dân và chọn lựa nơi đưa lao động sang học tập, lao động để lợi ích được đảm bảo cho cả hai bên”- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay.

Phó Thủ tướng cũng có đề nghị đối với công tác đào tạo nghề, đó là tới đây quy hoạch các đầu mối, bỏ dần chế độ chủ quản ở các bộ. Các trường đào tạo nghề được xắp xếp theo hướng tự chủ, xã hội hóa và 1 đầu mối quản lý Nhà nước đúng với tinh thần nghị quyết Trung ương.

Giải quyết ngay câu chuyện học sinh không đến trường

Đối với công tác bảo vệ trẻ em, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, mạng lưới bảo vệ trẻ em đã được nhắc từ năm ngoái, nhưng năm 2021 có một sự cố rất nhức nhối đó là cháu bé bị bạo hành đến chết. “Tôi đề nghị các tỉnh hình thành mạng  lưới bảo vệ trẻ em đến cấp xã, làm rất nghiêm túc. Năm nay việc này càng quan trọng, vì dịch Covid-19 các cháu không được đến trường một thời gian, không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập trực tiếp mà cả tâm sinh lý của các cháu.

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, trong thời gian giới, ngành sẽ tập trung vào 5 nhiệm vụ và có thêm 2 nhiệm vụ trọng tâm.

“Vấn đề học sinh không đến trường, nhất là các cháu nhỏ nếu chúng ta không có biện pháp kết hợp thật tốt với gia đình, nhà trường và xã hội có nhiều hoạt động thì rất dễ dẫn đến nguy cơ của các cháu không chỉ là kết quả học tập trực tiếp mà sẽ bị ảnh hưởng sang chấn tâm lý, thậm chí số các cháu có nguy cơ bị trầm cảm nhiều. Đây là câu chuyện chúng ta phải giải quyết ngay từ năm nay, không thể chậm trễ” – Phó Thủ tướng có yêu cầu đối với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Về phía người lao động, Bộ LĐTB&XH cũng phải có sự phối hợp với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có các chương trình trợ giúp người lao động. Các bác sĩ, chuyên gia tâm lý cho biết, người lao động chỉ chịu đựng được ăn, ở, làm việc “3 tại chỗ” trong 3 tuần, nếu kéo dài hơn sẽ có vấn đề. Trong năm 2022, ngành LĐTB&XH quyết tâm thực hiện chuyển đổi số thật nhanh; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116 của Chính phủ không để thất thoát, không để trục lợi.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh đến việc cố gắng năm nay lo được cái Tết thật an toàn ấm cúng cho bà con. Ngoài đối tượng người có công, người nghèo, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng có khó khăn do dịch bệnh; Phó Thủ tướng đề nghị các cấp, ngành, động viên, hỗ trợ về vật chất và có thăm hỏi tinh thần, giúp bà con có cái Tết đầm ấm”

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung nghiêm túc tiếp thu những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và cho biết sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện những công việc còn tồn tại. Bộ LĐTB&XH sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT và các bộ liên quan triển khai những nội dung Phó Thủ tướng đã chỉ ra.  

Tổng Tư lệnh ngành LĐTB&XH cũng cho biết, trong thời gian giới, ngành sẽ tập trung vào 5 nhiệm vụ và có thêm 2 nhiệm vụ trọng tâm, đó là chủ động tăng cường kiểm tra giám sát xử lý vi phạm. Vì, kiểm tra, thanh tra là để phòng ngừa, sai đâu thì chỉnh sửa ở đó; đồng thời phòng ngừa xâm hại trẻ em, xâm hại tình dục đối với phụ nữ.. Bộ LĐTB&XH cũng sẽ tập trung cao độ nhất, làm chuyển đổi thực sự về chuyển đổi số trong toàn ngành, trước hết là Bộ.

 

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung báo cáo, tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP toàn quốc là trên 35,9 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ trên 31,28 triệu lượt đối tượng. Triển khai Nghị quyết số 116/NQ-CP, đến nay đã giải quyết hưởng hỗ trợ cho trên 12,8 triệu lao động với số tiền hỗ trợ trên 30,5 nghìn tỷ đồng.

Tỷ lệ thất nghiệp lao động trong độ tuổi khu vực thành thị ở mức cao là 4,42%; tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 3,33%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66%; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt 26,1%.

Cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm 0,52% so với cuối năm 2020; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 0,34%; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm khoảng 4%.

 

Hà Nội: Kết quả giảm nghèo đạt 261,9% kế hoạch đề ra

Hà Nội: Kết quả giảm nghèo đạt 261,9% kế hoạch đề ra

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội phấn đấu thu hút 20.000 lao động nông thôn tham gia học nghề

Hà Nội phấn đấu thu hút 20.000 lao động nông thôn tham gia học nghề

09 Jul, 05:20 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND triển khai thực hiện Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội.

Hà Nội chi hơn 2.200 tỷ đồng cho công tác ưu đãi người có công

Hà Nội chi hơn 2.200 tỷ đồng cho công tác ưu đãi người có công

09 Jul, 05:18 AM

Kinhtedothi – 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội chi cho công tác ưu đãi người có công với tổng kinh phí 2.237 tỷ đồng. Trong đó, chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho 76.462 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng 1.658 tỷ đồng.

Sạt lở núi ở Tam Chúc, hàng nghìn tấn đá lao xuống khu dân cư

Sạt lở núi ở Tam Chúc, hàng nghìn tấn đá lao xuống khu dân cư

08 Jul, 11:20 PM

Kinhtedothi - Ngày 8/7, UBND phường Tam Chúc (tỉnh Ninh Bình) cho biết, chính quyền địa phương đã khẩn cấp di dời 2 hộ dân sinh sống gần khu vực sạt lở đá đến nơi an toàn, đồng thời cắm biển cảnh báo để ngăn người dân tiếp cận khu vực nguy hiểm.

Quảng Ninh: ngành điện lý giải hóa đơn tăng trong tháng 6

Quảng Ninh: ngành điện lý giải hóa đơn tăng trong tháng 6

08 Jul, 10:28 PM

Kinhtedothi - Ngày 8/7, ngành điện lực tỉnh Quảng Ninh cho biết, hóa đơn tiền điện của các hộ gia đình trong tháng 6/2025 tăng cao do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến dưới điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ