Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ: Chinh phục chưa thành công

Ông Biden nhận thấy lợi ích chiến lược lâu dài của Mỹ ở châu Mỹ đang bị đe doạ và tổn hại nghiêm trọng khi ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng và phân rẽ giữa các nước trên châu lục ngày càng thêm rõ rệt và sâu sắc về nhiều phương diện.
Ở sự kiện này, ông Biden đã đạt được kết quả nhất định nhưng rõ ràng cuộc chinh phục châu lục của ông đã không được thành công như mong đợi. Vì ông Biden không mời Cuba, Venezuela và Nicaragoa tham dự hội nghị, nhiều quốc gia khác thể hiện phản ứng bất bình bằng cách không tham dự hoặc không tham dự ở cấp cao nhất. Những nước này đóng vai trò rất quyết định trong vấn đề người tỵ nạn ở châu lục mà ông Biden lại coi vấn đề này là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trên chương trình nghị sự của hội nghị.
Ông Biden vẫn đạt được kết quả nhất định với việc ký kết cùng 20 quốc gia khác một hiệp ước về hợp tác cùng nhau giải quyết vấn đề người tỵ nạn. Nhưng 15 quốc gia khác không tham gia và điều đó cho thấy ông Biden mới chỉ đạt được thoả thuận cho nước Mỹ chứ chưa đạt được giải pháp vấn đề cho cả châu lục.
Sự hưởng ứng của các nước trên châu lục về đề xuất chương trình hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư của ông Biden lại rất hạn chế, phản ánh tâm lý chung của đa số các nước trên châu lục là rất thận trọng và chưa thật sự tin tưởng Mỹ.
Rất nhiều quốc gia, lớn cũng như nhỏ, công khai lên tiếng phê phán ông Biden không mời 3 nước nói trên tham dự hội nghị, thể hiện tâm thế rất tự tin trong quan hệ với Mỹ và không đồng tình với việc phía Mỹ chính trị hóa hợp tác toàn châu lục vì lợi ích riêng. Xem ra, muốn chinh phục được châu lục thì phía Mỹ phải tự thay đổi trước hết, nhiều hơn và cơ bản hơn.

Mỹ vào tình trạng khẩn cấp năng lượng, một mặt hàng Việt Nam được miễn thuế
Kinhtedothi - Theo báo cáo tình trạng khẩn cấp về năng lượng được công bố hôm 6/6, an ninh quốc gia và chất lượng cuộc sống của người dân Mỹ đang bị đe dọa bởi sự thiếu hụt nguồn cung năng lượng.
Mỹ loay hoay ngoại giao dầu mỏ
Kinhtedothi -Giống như nhiều đời Tổng thống Mỹ khác, ông Joe Biden có rất ít công cụ để giảm chi phí xăng dầu trong nước, đặc biệt là khi Nga - một trong những nhà sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới - đã bất chấp tất cả để thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Chứng khoán Mỹ bị bán tháo, S&P 500 có đợt giảm dài nhất từ tháng 1
Kinhtedothi – Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 10/6 do nhà đầu tư bán tháo trước số liệu lạm phát chạm đỉnh từ năm 1981.