Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hôm nay 9/11, Trung Quốc tiếp tục bán tháo trái phiếu Nhật Bản

KTĐT - Trong tháng 9, Trung Quốc đã bán ròng 624,3 tỷ Yên trái phiếu ngắn hạn của Nhật Bản và 144,9 tỷ Yên trái phiếu dài hạn.

KTĐT - Trong tháng 9, Trung Quốc đã bán ròng 624,3 tỷ Yên trái phiếu ngắn hạn của Nhật Bản và 144,9 tỷ Yên trái phiếu dài hạn.

Trung Quốc tiếp tục bán ra 769,2 tỷ Yên (9,5 tỷ USD) trái phiếu chính phủ Nhật Bản trong tháng 9/2010, theo công bố hôm nay (9/11) của Bộ Tài chính Trung Quốc. Đây là tháng thứ hai liên tiếp, Trung Quốc bán ròng trái phiếu Nhật.

Trước đó, sau 7 tháng mua ròng, trong tháng 8, Trung Quốc đã bán ra số lượng kỷ lục trái phiếu Chính phủ Nhật Bản, trị giá lên đến 2.030 tỷ Yên, tương đương 24,5 tỷ USD. Như vậy, Trung Quốc đã liên tục cắt giảm tỷ lệ nắm giữ tài sản được định giá theo đồng Yên, sau khi đồng tiền này đạt lên mức đỉnh cao 15 năm.

Trong tháng 9, Trung Quốc đã bán ròng 624,3 tỷ Yên trái phiếu ngắn hạn của Nhật Bản và 144,9 tỷ Yên trái phiếu dài hạn. Theo giới phân tích, sở dĩ Trung Quốc xả hàng trái phiếu Nhật Bản là do lo ngại đồng Yên sẽ giảm giá mạnh, sau khi bất ngờ đạt mức đỉnh 80,22 Yên/USD hôm 1/11.

Chuyên gia kinh tế cao cấp Junichi Makino thuộc Viện nghiên cứu Daiwa, nhận định, nếu Trung Quốc xem mức 80 Yên/USD là mức đỉnh thì việc bán ra trái phiếu cũng dễ hiểu. Theo chuyên gia này, trái phiếu Nhật Bản gần như không có lợi suất nên Trung Quốc chỉ có thể hưởng lợi từ sự tăng giá của đồng Yên.

Lợi suất trái phiếu 10 năm của Nhật Bản hiện ở mức 0,96%. Trước đó, hôm 6/10, lợi suất đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm, 0,82%, sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục từ 0 – 0,1% và công bố kế hoạch chi 5.000 tỷ Yên mua trái phiếu Chính phủ.

Tính đến hết tháng 9, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã đạt đỉnh 2.650 tỷ USD, nhiều nhất thế giới. Trong tháng 10 vừa qua, Trung Quốc đã tăng sở hữu trái phiếu Chính phủ Hàn Quốc, thêm 438 tỷ Won (392 triệu USD), mạnh nhất từ tháng 5/2010.

Trong một diễn biến khác, theo công bố của Bộ Thương mại Trung Quốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong giai đoạn 5 năm (2006 – 2010) ước đạt 420 tỷ USD, lớn thứ hai thế giới. Mặc dù thế giới bị ảnh hưởng mạnh bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng FDI vào Trung Quốc chịu tác động ít hơn các khu vực khác.

Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một trong những kênh quan trọng để tạo ra của cải và việc làm ở Trung Quốc. Sản lượng công nghiệp, thuế thu và kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp này lần lượt chiếm 28%, 22%, và 55% tổng lượng quốc gia ở từng hạng mục tương ứng.

Ước tính, các công ty này đã cung cấp khoảng 45 triệu việc làm trong giai đoạn 2006 - 2010.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
GDP nhiều nền kinh tế châu Á tăng trưởng bất chấp bất ổn toàn cầu

GDP nhiều nền kinh tế châu Á tăng trưởng bất chấp bất ổn toàn cầu

15 Jul, 04:11 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động bởi rào cản thuế quan mới từ Mỹ và căng thẳng địa chính trị leo thang, một số nền kinh tế lớn tại châu Á vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore nổi bật với khả năng duy trì đà phục hồi, bất chấp nhiều sức ép từ bên ngoài.

Mỹ tiên phong "khai tử" màu thực phẩm

Mỹ tiên phong "khai tử" màu thực phẩm

15 Jul, 10:48 AM

Kinhtedothi – Hơn 40 hãng sản xuất kem lớn tại Mỹ vừa tuyên bố sẽ loại bỏ hoàn toàn phẩm màu nhân tạo khỏi sản phẩm trước năm 2028, đánh dấu bước đi mới trong xu hướng thực phẩm “sạch màu” đang trở nên phổ biến tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ