Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh:

Hơn 2.000 xe quá tải bị xử phạt trong 6 tháng thí điểm phạt nguội

Kinhtedothi - Trong 6 tháng thí điểm xử phạt nguội xe quá tải trên địa bàn, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh đã xử phạt hơn 2.000 chủ xe bị lập hồ sơ vi phạm, gần 660 trường hợp có quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền dự kiến khoảng 29 tỷ đồng.

Ngày 19/6, thông tin với báo chí, ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở GTVT TP Hồ Chí Minh cho biết, thanh tra sở đã ứng dụng rất thành công việc xử phạt nguội xe quá tải trên địa bàn. TP Hồ Chí Minh cũng là địa phương đầu tiên trong nước thí điểm xử phạt nguội xe quá tải.

Ông Lâm cho biết, thông thường để xử lý các xe vi phạm phải yêu cầu dừng xe, cân và xử phạt tại chỗ. Tuy nhiên, với việc xử phạt nguội, các phương tiện đi qua sẽ được lưu trữ dữ liệu, nếu vi phạm, thanh tra sở sẽ gửi phiếu báo, mời người vi phạm lên xử phạt.

Giám đốc Sở GTVT TP Hồ Chí Minh Trần Quang Lâm tại buổi họp (ảnh Giao thông)

Kết quả, sau 6 tháng thí điểm, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận hơn 2.000 chủ xe bị lập hồ sơ vi phạm, gần 660 trường hợp đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tổng số tiền dự kiến xử phạt vi phạm hành chính là khoảng 29 tỷ đồng. Cá biệt, có nhiều trường hợp bị phạt trên 200 triệu, do phạt cả chủ xe và lái xe. 

Cũng theo ông Lâm, khi thực hiện việc xử phạt với số tiền rất lớn, bản thân ông rất đắn đo. Trong đó, thanh tra sở cũng cho biết, nhiều trường hợp người vi phạm lên năn nỉ, bày tỏ phải thế chấp tài sản, nhiều người phải bán xe để đóng phạt. Tuy nhiên, có những vi phạm có tính nguy hiểm cao nên Chính phủ đã đưa ra mức xử phạt rất nặng để răn đe.

Hiệu quả của mô hình này đã đạt nhiều kết quả khả quan khi chỉ sau vài tháng thí điểm, số lượng phương tiện vi phạm giảm đến 91%. Điều này cho thấy thông qua việc xử phạt nguội, ý thức của người tham gia lưu thông đã thay đổi rõ rệt, hành vi vi phạm cũng được thay đổi.

Thí điểm mô hình phạt nguội xe quá tải (ảnh minh họa)

Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo kết cấu hạ tầng giao thông, giảm nguy cơ tai nạn, tăng ý thức cho người cầm lái và chủ doanh nghiệp.

"Dù tỷ lệ xe vi phạm đã giảm mạnh nhưng chúng tôi vẫn muốn tuyên truyền, nhắc nhở để người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện chấp hành quy định. Nếu không chấp hành, nguy cơ tai nạn sẽ rất cao hoặc sẽ bị xử phạt nặng hơn…" - ông Lâm chia sẻ thêm.

Được biết, hiện nay TP Hồ Chí Minh đang triển khai thí điểm phạt nguội xe quá tải trên địa bàn được thực hiện tại 3 trạm cân gồm: trạm cầu Ông Lớn, đường Nguyễn Văn Linh, quận 7; trạm thu phí An Sương-An Lạc (hướng đi về An Lạc) và trạm thu Phí An Sương-An Lạc (hướng đi về An Sương). Thời gian thu thập dữ liệu là 24/24 giờ.

Trên cơ sở triển khai thí điểm đã phát huy được hiệu quả từ các trạm cân kiểm tra tải trọng nêu trên, Thanh tra Sở kiến nghị Sở Giao thông Vận tải xem xét báo cáo UBND TP Hồ Chí Minh chấp thuận cho nhân rộng việc sử dụng thiết bị cân tải trọng tự động để “phạt nguội” xe quá tải đối với các trạm cân còn lại trên địa bàn TP.

Từ đó, góp phần kiểm soát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng, kéo giảm tình trạng chở hàng quá tải trọng lưu thông trên đường bộ, góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Tài xế chở xe quá tải, cố thủ hơn 1 giờ trên xe để "câu giờ"

Tài xế chở xe quá tải, cố thủ hơn 1 giờ trên xe để "câu giờ"

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
CSGT Bình Dương tịch thu xe tự chế không có giấy tờ hợp pháp

CSGT Bình Dương tịch thu xe tự chế không có giấy tờ hợp pháp

23 May, 09:53 AM

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương, trong hai ngày 21 và 22/5/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 15 trường hợp xe ba gác, xe tự chế vi phạm các lỗi như không có giấy phép lái xe, không có chứng nhận đăng ký xe, chở hàng cồng kềnh, quá khổ, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Thu nộp phạt giao thông để đầu tư hạ tầng, công nghệ

Thu nộp phạt giao thông để đầu tư hạ tầng, công nghệ

23 May, 05:10 AM

Kinhtedothi - Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Thạc sĩ Quản lý kinh tế Hoàng Thị Thu Phương cho rằng, sở dĩ nhiều ý kiến cho rằng mức phạt vi phạm giao thông quá cao không mang đến hiệu quả tích cực là do chưa hiểu rõ về các khoản chi từ nguồn thu này. Để người dân hiểu và ủng hộ, cần làm rõ việc chi từ nguồn thu nộp phạt giao thông là để tăng cường hiệu quả cho chính công tác bảo đảm trật tự, ATGT.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ