Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hơn 231 triệu cổ phiếu của Habeco sẽ lên sàn

Hà Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã chấp thuận cho Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) được đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Như vậy, sau 8 năm cổ phần hóa, Habeco sẽ chính thức gia nhập thị trường chứng khoán trong thời gian tới. DN hàng đầu trong lĩnh vực bia và nước giải khát này có vốn điều lệ 2.318 tỷ đồng, đăng ký giao dịch 231,8 triệu cổ phiếu với mã chứng khoán là BHN. Hiện chưa rõ ngày giao dịch đầu tiên của mã cổ phiếu này.
Tính đến nay, Habeco đang chiếm khoảng 20% thị phần bia của Việt Nam. DN đang có 3 cổ đông lớn gồm Bộ Công Thương nắm 81,79%, Carlsberg nắm 17,08% và Carlsberg Đông Dương nắm 0,15% và cổ đông nhỏ lẻ nắm 2,26 triệu cổ phiếu. Đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng của Habeco diễn ra vào năm 2008 với mức giá 50.015 đồng/cổ phiểu.
Không chỉ Sabeco, Habeco cũng đang được nhiều nhà đầu tư nhóm ngó
Bên cạnh Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Habeco cũng là trường hợp được Thủ tướng yêu cầu phải tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán trước khi bán vốn Nhà nước. Bộ Công Thương cũng đã thành lập Ban chỉ đạo để tiến hành công việc trên. Nếu thoái toàn bộ vốn Nhà nước tại DN này, ngân sách sẽ thu về được khoảng 9.000 tỷ đồng.
Nhận định về việc Habeco đã đăng ký giao dịch trên UPCoM, Công ty Chứng khoán HSC cho rằng, với số cổ phiếu nắm trên 17%, cổ đông Carlsberg có thể ngăn cản việc thoái vốn của Nhà nước tại DN bia và nước giải khát này. Trong thỏa thuận vào năm 2009, Habeco đã cam kết với các cổ đông rằng trong trường hợp tăng tỷ lệ sở hữu phải có sự chấp thuận của các cổ đông chiến lược khác.
Về sự kiện này, theo nhận định của CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC), Carlsberg với một số quyền cổ đông đặc biệt có thể ngăn cản việc thoái vốn của Nhà nước vì Carlsberg là cổ đông sở hữu 17,23% cổ phần của Habeco từ năm 2009 và đã ký thoả thuận cổ đông với Habeco về quyền tăng tỷ lệ sở hữu và phải chấp thuận các cổ đông chiến lược khác.
Thỏa thuận này rõ ràng hạn chế Chính phủ trong việc lựa chọn người mua tiềm năng do Carlsberg có quyền phủ quyết. Do đó, có khả năng thoả thuận này sẽ được đàm phán lại trước khi số cổ phần lớn của Nhà nước được bán ra”, HSC dự đoán.