Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hơn 3.000 hộ dân Cà Mau đang thiếu nước ngọt

Kinhtedothi – Nắng hạn kéo dài, hiện có hơn 3.000 hộ dân ở vùng sâu, ven biển của tỉnh Cà Mau đang thiếu nước ngọt trầm trọng phải dùng nước mặn cho sinh hoạt. Có nơi phải mua nước ngọt với giá đến 50.000 đồng/m3.

Ngày 8/3, tin từ Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Cà Mau cho biết, khô hạn làm thiếu nước cục bộ ở nhiều nơi khiến hơn 3.000 hộ dân của tỉnh này hiện bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Thậm chí có nơi, người dân buộc phải sử dụng nước mặn cho sinh hoạt trong gia đình.

Theo đó, 1.847 hộ dân của xã Biển Bạch huyện Thới Bình (Cà Mau), thì có đến hơn 450 hộ thiếu nước sinh hoạt. Theo lãnh đạo UBND xã Biển Bạch người dân trong xã sử dụng chung trạm cấp nước ở xã Tân Bằng (giáp ranh xã Biển Bạch).

Những ngày gần đây gian nắng hạn gay gắt, nhu cầu sử dụng nước càng tăng nên tình trạng khan hiếm nước ngọt xảy ra nhiều hơn, khiến đa số người dân ở ấp Thanh Tùng, xã Biển Bạch không có nước sạch sử dụng. Để có nước sinh hoạt tối thiểu, người dân phải mua nước ngọt từ các ghe ở nơi khác chở đến với giá 40.000 - 50.000 đồng/m3.

"Gia đình tôi có 3 người, vợ chồng và con xài tiết kiệm thì mỗi tháng cũng tốn gần 500.000 đồng tiền mua nước ngọt. Trong khi đó, thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào việc làm thuê công nhật của tôi mỗi tháng khoảng 2 triệu đồng" – một người dân ở xã Biển Bạc huyện Thới Bình cho biết.

Ông Nguyễn Thanh Tùng cùng ngụ xã Biển Bạch thì cho biết, mặc dù tiết kiệm tối đa bằng cách dùng nước mặn rửa chén, tắm … (sau đó rửa xả lại nước ngọt) nhưng từ đầu mùa khô đến nay, gia đình đã phải chi hơn 2,5 triệu đồng tiền mua nước. Được biết, gia đình có hệ thống đường ống nước sạch của nhà nước, nhưng đã nhiều tháng nay hạn hán đã làm mất nguồn nước này.

Cà Mau: Mừng Tết đến, lo sụt lún tái diễn

Cà Mau: Mừng Tết đến, lo sụt lún tái diễn

Sụt lún, sạt lở ở mức báo động tại Cà Mau

Sụt lún, sạt lở ở mức báo động tại Cà Mau

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại

Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại

30 Mar, 06:23 PM

Kinhtedothi – Từ ngày 15/3 – 11/4, Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội) tổ chức 70 lớp tập huấn, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật tại huyện Gia Lâm, Ba Vì, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ