Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại

Kinhtedothi – Từ ngày 15/3 – 11/4, Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội) tổ chức 70 lớp tập huấn, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật tại huyện Gia Lâm, Ba Vì, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây.

Thực hiện Chương trình Quốc gia phòng chống bệnh dại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 – 2030, từ ngày 15/3 – 11/4, Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội) tổ chức 70 lớp tập huấn, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật tại huyện Gia Lâm, Ba Vì, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây.

Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn các biện pháp phòng, chống bệnh dại.

Đối tượng tham gia các lớp tập huấn gồm lãnh đạo UBND các xã, thị trấn; Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng ban công tác mặt trận, Bí thư Chi Đoàn thanh niên, Chi hội trưởng Chi trưởng Chi hội phụ nữ, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân, Chi hội trưởng hội Cựu chiến binh....; đại diện hộ chăn nuôi chó, mèo tại các xã, thị trấn.

Trong đợt này, có hơn 8.000 người trên địa bàn Hà Nội được tham gia tập huấn các biện pháp phòng, chống bệnh dại.

Theo báo cáo của ngành y tế, năm 2024 cả nước ghi nhận 82 trường hợp người tử vong do bệnh dại tại 33/63 tỉnh, thành. Chỉ riêng 2 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 18 người tử vong do bệnh. Thông tin từ Cục Thú y cũng cho thấy, tình hình bệnh dại trên động vật diễn biến khá phức tạp.

Năm 2024, có 269 ổ dịch bệnh dại trên động vật tại 36 tỉnh, thành; số động vật mắc bệnh là 366 con, số động vật chết và tiêu hủy là 645 con (tăng 40,21% so với cùng kỳ năm trước). Trên địa bàn Hà Nội, năm 2024 cũng ghi nhận 7 ổ dịch về bệnh dại, tổng số động vật tiêu hủy là 41 con. Từ đầu năm 2025 đến nay, thành phố đã ghi nhận 3 ổ bệnh dại tại huyện Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây.

Huyện Sóc Sơn: ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh dại

Huyện Sóc Sơn: ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh dại

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ