Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hơn 760 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV

Kinhtedothi – Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV năm 2024 dự kiến có khoảng 600 đại biểu là cán bộ, chiến sĩ, phóng viên, biên tập viên, và người dẫn chương trình trong và ngoài lực lượng CAND tham dự. Liên hoan cũng đã nhận hơn 760 tác phẩm dự thi.

Ngày 17/10, tại TP Nha Trang, Ban tổ chức Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV năm 2024 đã tổ chức họp báo để cung cấp thông tin về sự kiện này.

Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong – Cục trưởng Cục Truyền thông CAND phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Trung Nhân

Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong – Cục trưởng Cục Truyền thông CAND, Trưởng ban tổ chức, cho biết Liên hoan Truyền hình, Phát thanh Công an nhân dân là hoạt động truyền thống của những người làm truyền hình, phát thanh CAND, do Bộ Công an phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức định kỳ 2 năm một lần tại nhiều địa phương trên cả nước.

Đến nay, qua 13 kỳ tổ chức, Liên hoan không chỉ là một cuộc thi dành cho các tác phẩm báo chí, mà còn là nơi để trao đổi kiến thức, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền trong lực lượng CAND, cũng như những người làm truyền hình và phát thanh ngoài lực lượng CAND. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của lực lượng Công an.

Theo Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong, tiếp nối và phát huy thành công của các kỳ Liên hoan trước, Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV năm 2024, với chủ đề “Chuyển đổi - Sáng tạo - Bứt phá”, sẽ diễn ra từ ngày 17/10 đến ngày 23/10/2024 tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Bộ Công an và Đài Truyền hình Việt Nam sẽ cùng giữ vai trò đồng Chủ tịch Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV.

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: Trung Nhân

Đại tá Nguyễn Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Truyền thông CAND, Phó Trưởng ban tổ chức, cho biết Liên hoan lần này sẽ có 7 nội dung thi, bao gồm: tác phẩm báo chí về đề tài an ninh trật tự; tác phẩm nghệ thuật và chương trình chuyên biệt; chuyên mục an ninh trật tự phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương.

Ngoài ra, các hạng mục thi còn có phần dành cho phát thanh viên, người dẫn chương trình và các tác phẩm thuộc thể loại phát thanh về đề tài an ninh trật tự; tác phẩm video trên nền tảng số; tác phẩm phát thanh; và tác phẩm điện ảnh. Ban Tổ chức sẽ trao ba hạng mục giải thưởng gồm: giải Vàng, giải Bạc và Bằng khen cho các tác phẩm xuất sắc nhất.

Đại tá Nguyễn Anh Tuấn cũng cho biết thêm, Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV dự kiến sẽ có gần 600 đại biểu là cán bộ, chiến sĩ, phóng viên, biên tập viên, người dẫn chương trình từ 75 đoàn thuộc Công an các đơn vị, địa phương và các cơ quan báo chí, truyền thông ngoài lực lượng CAND tham gia.

Tính đến thời điểm hiện tại, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 760 tác phẩm dự thi từ các đoàn tham dự Liên hoan.

CM12 – chiến công đặc biệt xuất sắc của Công an Nhân dân Việt Nam

CM12 – chiến công đặc biệt xuất sắc của Công an Nhân dân Việt Nam

Công an Nhân dân "vì dân phục vụ và dựa vào dân mà làm việc"

Công an Nhân dân "vì dân phục vụ và dựa vào dân mà làm việc"

55 năm Công an nhân dân thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

55 năm Công an nhân dân thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ