Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hơn 8.000 hec ta lúa ở Bạc Liêu bị đổ ngã do mưa dông

Kinhtedothi - Mưa dông ngay vụ hè thu đã khiến hơn 8.000 hec ta lúa đang giai đoạn trổ chín bị đổ ngã. Ngành nông nghiệp tỉnh này đang phối hợp cùng các địa phương hỗ trợ nông dân đẩy nhanh thu hoạch nhằm hạn chế thiệt hại.

Vụ lúa hè thu năm 2024, tỉnh Bạc Liêu xuống giống trên 58.800ha, tập trung ở các huyện Phước Long, Vĩnh Lợi, Hòa Bình và Hồng Dân. Hiện nông dân tại các địa phương đã thu hoạch được trên 31.000ha, năng suất trung bình đạt từ 5-7 tấn/ha.

Xót xa nhìn lúa đổ ngã

Ngày 10/9, thông tin từ Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bạc Liêu cho biết, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài kèm theo các cơn dông trong những ngày qua, đã có hơn 8.000ha lúa hè thu trong giai đoạn trổ chín đã bị ngã đổ, ngập sâu trong nước. Trong đó, diện tích lúa đổ ngã chưa ảnh hưởng đến năng suất là 70ha, diện tích đổ ngã bị ảnh hưởng năng suất dưới 30% là 6.150ha và từ 30-70% là hơn 1.800ha.

Diện tích lúa tại huyện Hòa Bình đạt năng suất cao, nhưng lại bị đổ ngã do mưa dông khi chuẩn bị thu hoạch (Hoàng Nam)

Ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế và Đô thị cho thấy, cánh đồng lúa ở xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình trở nên xơ xác sau những cơn mưa. Để cứu lúa, người dân nơi đây phải túc trực 24/24 để bơm nước ra ngoài ruộng, chờ khi nắng lên là có thể đưa máy cắt vào thu hoạch ngay. “Mưa dông kéo dài nhiều ngày qua nên lúa sập, vụ này năng suất không cao” – ông Trần Quốc Dũng một người dân địa phương cho biết.

Tại huyện Phước Long, nhiều diện tích lúa bị thiệt hại do mưa dông những ngày qua. Ông Nguyễn Văn Bản một nông dân địa phương cho biết, lúc gần ngày thu hoạch, người dân nơi đây nhận định vụ lúa này trúng mùa, năng suất cao. “Nhưng mưa lớn kéo dài khiến nhiều người buồn lo vì lúa sập. 02 ha lúa của gia đình sắp thu hoạch bị đổ ngã, giảm năng suất” – ông Nguyễn Văn Bản nói.

Nhiều điểm trình diễn mô hình lúa cũng bị đổ sập do mưa  dông (Hoàng Nam)

Theo ông Trương Phước Hiền, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phước Long cho biết, vụ lúa hè thu năm nay toàn huyện xuống giống với diện tích trên 13.700ha, hiện nay đã thu hoạch được trên 8.000ha. Giá lúa hiện nay dao động từ 8.000 - 8.500 đồng/kg, riêng giống ST24 có giá cao hơn.

 “Tuy nhiên tình trạng mưa lớn kéo dài đã làm gián đoạn việc thu hoạch lúa hè thu. Phòng NN-PTNT huyện Phước Long đã chỉ đạo các địa phương tranh thủ thời tiết thuận lợi khẩn trương thu hoạch để hạn chế thiệt hại. Hiện nay thời tiết nắng tốt, bà con nông dân trên địa bàn đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch kể cả vào ban đêm” - ông Hiền nói.

Tập trung hỗ trợ nông dân thu hoạch

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, vụ hè thu năm nay, tỉnh này xuống giống hơn 58.800 ha. Hiện nay, trà lúa chính vụ đang ở giai đoạn thu hoạch rộ. Dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng những trận dông lốc kèm mưa lớn vừa qua đã làm đổ ngã, ngập úng hàng nghìn ha lúa hè thu. Hiện tại tại các địa phương vùng chuyên lúa, tranh thủ thời tiết tốt nên người dân dùng máy bơm nước ra bên ngoài để thu hoạch.

Ông Tô Thanh Hải, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Lợi cho biết, do ảnh hưởng của mưa bão nên việc thu hoạch của người dân bị chậm mặc dù đang vào chính vụ. Đến sáng nay (10/9), nhờ có nắng tốt, gió nhẹ nên việc thu hoạch của người dân đang được đẩy nhanh. Theo ông Hải, huyện Vĩnh Lợi hiện có gần 200 máy gặt đập liên hợp, khi nắng tốt, mỗi ngày có thể thu hoạch từ 800 - 1.000ha. Để hỗ trợ cho nông dân thu hoạch lúa được thuận lợi và hạn chế thiệt hại, ngành nông nghiệp địa phương luôn theo dõi sát diễn biến thời tiết, kịp thời thông tin đến người dân được biết để có kế hoạch chủ động ứng phó.

Ông Trần Minh Hải Chủ tịch UBND TP Bạc Liêu đang cùng các ngành chức năng kiểm tra các diện tích lúa ở địa phương đang chuẩn bị thu hoạch (Hoàng Nam)

Ông Phạm Văn Mười, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết, để hỗ trợ bà con nông dân thu hoạch lúa được thuận lợi và hạn chế thiệt hại, ngành nông nghiệp luôn theo dõi sát diễn biến thời tiết, kịp thời thông tin đến người dân được biết để có kế hoạch chủ động ứng phó trong sản xuất.

“Bên cạnh đó, thực hiện công tác điều tiết nước, vận hành các hệ thống cống để đẩy nhanh tiến độ tiêu thoát nước giúp bà con chống úng và thu hoạch lúa hè thu được thuận lợi khi giảm mưa. Nhất là phối hợp với chính quyền địa phương theo dõi nắm tình hình lúa đổ ngã, tiến độ thu hoạch lúa hằng ngày tại các địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nông dân. Ngành nông nghiệp cũng tích cực vận động các máy gặt đập liên hợp ở địa phương lân cận về hoạt động ở địa bàn tỉnh để hỗ trợ bà con đẩy nhanh việc thu hoạch” – ông Phạm Văn Mười cho biết thêm.

Bạc Liêu khẩn cấp chống sạt lở đê phía biển

Bạc Liêu khẩn cấp chống sạt lở đê phía biển

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ