Honda và Nissan liên minh đối phó biến động thị trường

Một số nguồn tin cho biết, hai hãng xe này đang xem xét đến việc sáp nhập, nhằm đối phó với sức ép ngày càng gia tăng từ các đối thủ Trung Quốc trong lĩnh vực xe điện (EV).
Xe điện Trung Quốc, dẫn đầu bởi các thương hiệu như BYD, không chỉ chiếm lĩnh thị trường nội địa mà còn đẩy các nhà sản xuất ô tô truyền thống, trong đó có Honda và Nissan, vào thế khó. Honda vừa ghi nhận mức giảm 15% lợi nhuận quý gần đây, chủ yếu do sự sụt giảm tại thị trường Trung Quốc.
Nissan, vốn đã gặp khó khăn trong nhiều năm, đang phải cắt giảm 9.000 việc làm toàn cầu và giảm 20% năng lực sản xuất vì doanh số lao dốc ở Trung Quốc và Mỹ.
Theo ông Sanshiro Fukao, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Itochu, tốc độ đổi mới của các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang khiến các hãng xe Nhật không còn thời gian để duy trì mô hình kinh doanh truyền thống. Ông cảnh báo: "Chúng ta không còn ở thời kỳ trước."
Ngành ô tô là xương sống của nền kinh tế Nhật Bản, đóng góp khoảng 7% GDP trong năm tài chính 2023 với giá trị giao dịch đạt 42 nghìn tỷ yen (270 tỷ USD). Ngành này còn sử dụng hơn 5 triệu lao động, tương đương 8% tổng lực lượng lao động của Nhật Bản, theo Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô Nhật Bản.
Tuy nhiên, sự chuyển đổi sang xe điện và các phương tiện thông minh dựa trên phần mềm đang đặt ra thách thức lớn. Các tính năng tự lái và trải nghiệm kỹ thuật số bên trong xe, vốn là thế mạnh của các nhà sản xuất Trung Quốc, đang trở thành điểm thu hút hàng đầu của người tiêu dùng.

Nhật Bản thanh tra hàng loạt tập đoàn sản xuất ô tô lớn
Kinhtedothi - Trong thời gian cơ quan chức năng làm rõ những sai phạm trên thị trường, hai “ông lớn” ngành ô tô là Toyota Motor và Mazda đã buộc phải dừng các đợt bàn giao xe.

Nhiều ông lớn ô tô Đức đang gặp khó
Kinhtedothi - Những ông lớn ô tô Đức như Mercedes-Benz và BMW đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh gay gắt từ các hãng xe Trung Quốc.

Các “ông lớn” ô tô Trung Quốc giúp Indonesia hiện thức hóa “giấc mơ xe điện”?
Kinhtedothi - Việc một số hãng xe điện hàng đầu của Trung Quốc như Wuling, BYD lên kế hoạch mở rộng sản xuất hay mở nhà máy mới tại Indonesia được kỳ vọng sẽ giúp quốc gia Đông Nam Á sớm thực hiện được mục tiêu sản xuất 600.000 xe điện mỗi năm.