Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hợp nhất, đổi tên nhiều đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp&PTNT

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nông nghiệp&PTNT.

Theo Nghị định số 105/2022/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp&PTNT là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai, phát triển nông thôn, quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

Bộ Nông nghiệp&PTNT thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/08/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP.

Trụ sở Bộ Nông nghiệp&PTNT.

Về cơ cấu tổ chức, Bộ Nông nghiệp&PTNT có 21 Vụ, Cục, Văn phòng Bộ và Thanh tra Bộ là các đơn vị tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, 7 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý của Bộ.

Theo đó, đối với cơ quan cấp Vụ và tương đương sẽ giữ ổn định 6 vụ gồm: Vụ Kế hoạch; Vụ Tài chính, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ.

Như vậy, Vụ Quản lý doanh nghiệp được xóa bỏ và sáp nhập vào Vụ Tài chính, chuyển cơ bản chức năng, nhiệm vụ của Vụ Quản lý doanh nghiệp về Vụ Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Đối với đơn vị Cục, 6 Cục như trước đây theo Nghị định 15/2017/NĐ-CP được giữ nguyên gồm: Cục Trồng trọt; Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chăn nuôi; Cục Thú y; Cục Quản lý xây dựng công trình; Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

6 cục chuyên ngành mới gồm Cục Thủy lợi; Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai; Cục Lâm nghiệp; Cục Kiểm lâm; Cục Thủy sản và Cục Kiểm ngư sẽ được hình thành thay thế cho 4 Tổng cục: Phòng, chống thiên tai; Thủy lợi; Lâm nghiệp và Thủy sản.

Cũng theo Nghị định số 105/2022/NĐ-CP, hợp nhất Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản để thành lập cục mới là Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.

Trung tâm Tin học và Thống kê đổi tên thành Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp trên cơ sở Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp&PTNT II đổi tên thành Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn và tổ chức lại, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, đồng thời bổ sung quy mô và đối tượng đào tạo để phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành hiện nay.

Nghị định số 105/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/1/2023, thay thế Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/2/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp&PTNT.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xuất khẩu thuỷ sản lúng túng trong “bão” thuế

Xuất khẩu thuỷ sản lúng túng trong “bão” thuế

08 Apr, 03:18 PM

Kinhtedothi- Thủy sản Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức từ thị trường Mỹ bởi những quy định bất lợi và chính sách thuế mới. Lo ngại tăng trưởng xuất khẩu, uy tín của ngành hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng là nỗi trăn trở chung của các doanh nghiệp (DN) thuỷ sản Việt Nam hiện nay.

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ