Theo kế hoạch, Thường trực Ủy ban MTTQ TP chủ trì phối hợp UBND ở đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị TXCT cho những người ứng cử ĐB Quốc hội TXCT để vận động bầu cử. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các quận, huyện, thị xã (gọi chung là cấp huyện) chủ trì phối hợp UBND cùng cấp tại đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị TXCT cho những người ứng cử ĐB HĐND TP, đại biểu HĐND cấp mình vận động bầu cử. Ban thường trực UB MTTQ các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) chủ trì phối hợp UBND cùng cấp tại đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị TXCT cho những người ứng cử ĐB HĐND cấp mình vận động bầu cử. Các bước vận động bầu cử Nội dung tại hội nghị vận động bầu cử: Ủy ban bầu cử các cấp sẽ công bố danh sách các ứng cử viên về các đơn vị bầu cử; nghe Thường trực MTTQ các cấp hướng dẫn công tác TXCT, vận động bầu cử; nghe UBND cùng cấp thông báo những nội dung cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương để trên cơ sở đó người ứng cử nắm bắt xây dựng chương trình hành động của mình trình bày tại hội nghị TCXT và thống nhất lịch TXCT.
Chủ tịch MTTQ TP Vũ Hồng Khanh phát biểu tại Hội nghị hướng dẫn bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp ngày 25/4 |
Theo Chủ tịch MTTQ TP Vũ Hồng Khanh, đây là khâu quan trọng, người ứng cử nắm bắt tình hình nhu cầu phát triển của địa phương để đưa ra chương trình hành động của mình. Nếu là ĐB Quốc hội hay HĐND thì sẽ làm gì cho nguyện vọng, ý chí của cử tri (đơn vị, địa phương, ngành mình). Những tài liệu để ứng cử viên ĐB Quốc hội và HĐND cần biết sẽ được thông báo trước 7 ngày để xây dựng chương trình hành động. Thời gian tổ chức hội nghị TXCT cũng như thành phần cử tri đến dự sẽ thống nhất với chính quyền địa phương tổ chức hội nghị TXCT. Trong hội nghị TXCT, đại diện UBND cùng cấp sẽ thông báo với người ứng cử những nội dung cơ bản tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, trường hợp những người ứng cử ĐB Quốc hội và HĐND TP có nhu cầu nghe UBND cấp huyện thuộc đơn vị bầu cử của mình giới thiệu về tình hình kinh tế - xã hội của quận, huyện, thị, xã thì cần tổ chức để UBND các đơn vị bầu cử này báo cáo cho người ứng cử nghe. Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Vũ Hồng Khanh, điểm mới của Luật Bầu cử lần này là theo cơ chế mở, không có quy định cứng. Tinh thần chủ trương của Luật bầu cử cũng như Ủy ban bầu cử TP, là chỉ đạo các đơn vị bầu cử địa phương trên cơ sở quy mô, số lượng ứng cử viên để tổ chức hội nghị TXCT, mà mục tiêu cao nhất là, tạo điều kiện cho các ứng cử viên bầu cử ĐB Quốc hội cũng như ĐB HĐND các cấp được thông báo chương trình hành động để các cử tri có điều kiện lựa chọn những người có đức tài bầu vào cơ quan dân cử, theo tinh thần dân chủ, bình đẳng và đúng quy định của pháp luật. Thời gian vận động bầu cử Thời gian tổ chức hội nghị TXCT để những người ứng cử ĐB Quốc hội và HĐND các cấp vận động bầu cử được tiến hành từ ngày công bố danh sách chính thức những ứng cử (ngày 27/4/2016) và kết thúc trước 24 giờ ngày bỏ phiếu (tức trước 7 giờ 21/5/2016). Dự kiến ngày 27/4, Ủy ban bầu cử TP Hà Nội và Ủy ban MTTQ TP sẽ tổ chức hội nghị gặp gỡ cá ứng cử viên ĐB Quốc hội và HĐND TP nhiệm kỳ 2016 - 2021 để trình bày thêm các nội dung trên. Lưu ý, đối với những người vừa ứng cử ĐB Quốc hội, vừa ứng cử ĐB HĐND TP và HĐND 2 cấp, cần xếp lịch phù hợp để các ứng cử viên tham dự đầy đủ các cuộc TXCT. Chủ trì hội nghị TXCT: Đối với ứng cử ĐB Quốc hội do UB MTTQ TP chủ trì. Đối với ứng cử viên ĐB HĐND TP, thì Ủy ban MTTQ TP sẽ ủy quyền cho Ủy ban MTTQ cấp huyện chủ trì. Đối với ứng cử viên HĐND cấp huyện và HĐND cấp xã sẽ do Ủy ban MTTQ cùng cấp chủ trì hội nghị. Về số lượng các cuộc TXCT, tinh thần của luật quy định là bảo đảm dân chủ, tổ chức được nhiều cuộc TXCT càng tốt, tuy nhiên cần có sự thống nhất với Ban Thường trực MTTQ cấp tổ chức Hội nghị TXCT với Ủy ban bầu cử cùng cấp, để trên cơ sở đó, thông báo cho người ứng cử chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí lịch TXCT cho phù hợp.