Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hướng dẫn phục hồi cho người bệnh sau khi nhiễm Covid-19

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Phục hồi sau nhiễm Covid-19 giúp cơ thể có một sức khỏe tốt, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp người bệnh có sức chống chịu với sự hoành hành của vi khuẩn, virus. Vậy quá trình phục hồi cần lưu ý điều gì?

Nhân viên y tế hướng dẫn cho trường hợp  đang cách ly tại nhà
Nhân viên y tế hướng dẫn cho trường hợp  đang cách ly tại nhà

Dinh dưỡng hợp lý

 Cung cấp đủ về số lượng và đảm bảo tỷ lệ các chất sinh năng lượng (đạm, chất bép, chất bột đường):

- Ăn đủ 3 bữa chính, có thể bổ sung 1-2 bữa phụ.

- Ăn đa dạng các loại thực phẩm, thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm.

- Tăng cường thực phẩm giàu đạm (protein): Các loại từ thịt, cá, trứng, sữa, đậu, hạt. Ăn nhiều cá béo như cá thu, cá mòi, cá hồi, ít nhất 1 lần 1 tuần. Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/tuần, 3 quả trứng/tuần, sữa từ 1-2 cốc/ngày.

- Thực phẩm giàu tinh bột: Nên ăn đủ lượng ngũ cốc như: cơm, bún, phở, mỳ

- Rau và trái cây: Cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp hỗ trợ miễn dịch. Các loại nước sinh tố hoa quả, ngoài cung cấp nước, chúng còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép, nước soài, rau má,… để cung cấp lượng vitamin C, A là cần thiết cho cơ thể.

-  Bổ sung đa vitamin, đa vi chất bằng các vitamin tổng hợp, bổ phổi, bổ gan nếu ăn uống kém 

-  Phơi nắng hoặc hỏi ý kiến bác sỹ về việc bổ sung vitamin D

 - Uống đủ nước theo nhu cầu lứa tuổi

Những điều cần lưu ý khác

- Với người đói vi chất dinh dưỡng: Để hỗ trợ cho đường tiêu hóa thì nên bổ sung thêm probiotic mỗi ngày 2 lần (sữa chua, men vi sinh), đa vi chất để có cảm giác đói thèm ăn, ăn ngon hơn, giúp cơ thể mau bình phục.

- Các vitamin và khoáng chất chống oxy hóa có tác dụng tốt với người sau điều trị bệnh là vitamin A, C , D, E và chất khoáng như sắt, kẽm,…có vai trò trong chống viêm, chống nhiễm trùng.

- Ăn các loại rau màu xanh sẫm và hoa quả màu đỏ hoặc vàng có chứa nhiều vitamin A, C, E. Ngoài ra, rau quả còn góp giúp cho tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón. Nhu cầu rau xanh và hoa quả là từ 400 - 600 g/người/ngày.

- Hạn chế chất béo có nguồn gốc từ gia cầm,động vật có vú.

- Hạn chế ăn mặn, các loại thực phẩm có nhiều muối (giò, chả, xúc xíc, đồ hộp, đồ khô, các thực phẩm muối chua…)

- Hạn chế thức uống có nhiều ga, không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn

- Không nên ăn các thực phẩm nhiều cholesterol (nội tạng động vật, óc)

- Thường xuyên vận động thể lực

- Ngủ đủ giấc, cố gắng ngủ và thức dậy đúng giờ

- Lắng nghe cơ thể

- Nghỉ ngơi nhiều hơn so với bình thường

- Tránh lo lắng quá mức về sức khỏe