Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hương vị từ đỉnh núi Tây Bắc

Kinhtedothi - Sơn La có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cà phê Arabica với diện tích trồng lớn và sản lượng cao. Cà phê Arabica Sơn La được biết đến với hương vị đặc trưng, mang đến trải nghiệm cà phê độc đáo.

Liên kết sản xuất

Cà phê Arabica bắt đầu trồng ở Sơn La từ những năm 1990. Nhờ điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt, khí hậu lạnh và biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn, giống cà phê này cho ra những hạt cà phê có hương thơm tinh tế, vị chua thanh tao, hậu ngọt dịu - đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của thế giới.

Điểm sáng trong phát triển cà phê Sơn La đến từ sự tham gia của các doanh nghiệp lớn vào chuỗi liên kết sản xuất. Đơn cử như các doanh nghiệp tiêu biểu - Công ty Cổ phần Chế biến cà phê Sơn La, Công ty Cổ phần Phúc Sinh Sơn La và Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tiến - Chi nhánh Sơn La đã liên kết với hơn 2.000 hộ dân trên diện tích 1.583 ha. Các mô hình này sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, 4C, RA và đặc biệt là tiêu chuẩn không gây mất rừng của châu Âu - yếu tố then chốt giúp cà phê Sơn La thâm nhập và đứng vững tại các thị trường cao cấp.

Toàn tỉnh Sơn La hiện có khoảng 24.300 ha cà phê Arabica.

Bà Hà Thị Hồng (xã Chiềng Mai) chia sẻ, nhờ hỗ trợ của tỉnh và hợp tác xã, gia đình bà thực hiện tái canh diện tích cà phê già cỗi bằng phương pháp đốn tỉa, trồng giống mới THA1, chăm sóc cà phê theo quy trình VietGAP, hữu cơ. Năng suất vườn cà phê sau tái canh cho sản lượng tăng 20%. Với 3 ha, thu hơn 50 tấn cà phê tươi/năm, đạt 300 triệu đồng.

Theo bà Cầm Thị Mòn, Giám đốc Hợp tác xã Aratay Coffee, xã Mường Chanh, Hợp tác xã có 14 thành viên, 70 ha cà phê, liên kết với hàng trăm hộ. Sản phẩm Aratay Coffee đạt OCOP 4 sao được sản xuất theo quy trình khép kín, đạt chuẩn 4C. Hiện nay, Hợp tác xã sản xuất 4 sản phẩm, gồm: Cà phê nhân xanh Natural, cà phê bột, cà phê mật ong và trà cascara.

Tính đến nay, toàn tỉnh có trên 19.100 ha cà phê được cấp các chứng nhận sản xuất bền vững như RA, 4C, VietGAP; hơn 1.120 ha cà phê được phát triển theo hướng đặc sản. Những chứng nhận này không chỉ là "tấm hộ chiếu" đưa cà phê Sơn La vươn ra thị trường quốc tế, mà còn là nền tảng để xây dựng thương hiệu nông sản bền vững, gắn với trách nhiệm môi trường và xã hội.

Theo thống kê, toàn tỉnh Sơn La hiện có khoảng 24.300 ha cà phê Arabica. Sản lượng năm 2025 ước tính 37.724 tấn cà phê nhân. Đến ngày 30/6, tỉnh xuất khẩu 17.800 tấn cà phê nhân, đạt giá trị 69,98 triệu USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2024, chiếm gần 70% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh. Thị trường chính gồm EU, Bắc Mỹ, Trung Đông và ASEAN.

Giữ vững thương hiệu

Trong giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Sơn La xác định rõ định hướng đưa giá trị sản xuất cà phê chiếm từ 6-8% tổng giá trị ngành trồng trọt. Song song với đó, tỉnh đề ra mục tiêu tái canh 8.000 ha cà phê, phát triển 3.900 ha cà phê đặc sản và phấn đấu xuất khẩu 25.000 tấn cà phê nhân mỗi năm.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, UBND tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành phố đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân; đồng thời hướng dẫn tái canh diện tích cà phê già cỗi bằng các giống có năng suất, chất lượng cao như THA1, TN1, TN2, TN6, TN7. Đây là bước đi quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng cà phê đầu ra, đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu.

Bà Cầm Thị Phong - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sơn La cho biết, từ cuối năm 2022, tỉnh công nhận 2 vùng trồng cà phê ứng dụng công nghệ cao tại 18 bản, ở xã Chiềng Mai, Mường Chanh, diện tích 1.039 ha với 1.560 hộ tham gia. Diện tích cà phê đạt chứng nhận 4C, RA là 23.448 ha, VietGAP 141 ha, hữu cơ 543,7 ha, cấp 1 mã số vùng trồng 36,8 ha, duy trì 5 chuỗi cà phê 2.160 ha.

Sản phẩm cà phê Sơn La được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Hiện nay, 8 tổ chức được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Cà phê Sơn La”. Tỉnh có 5 sản phẩm cà phê OCOP, gồm: sản phẩm cà phê bột nguyên chất HTX Cà phê Bích Thao đạt tiêu chuẩn 5 sao và 4 sản phẩm đạt 4 sao, gồm: Aratay Coffee, Coffee Arabica Minh Trí, trà vỏ cà phê HTX Cà phê Bích Thao, cà phê rang xay của Công ty TNHH Cà phê Sơn La.

Từ một vùng đất từng ít ai nghĩ đến khi nhắc tới cà phê, Sơn La đang vươn mình trở thành trung tâm sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao của Việt Nam, chinh phục những thị trường khó tính nhất - một minh chứng sống động cho tầm nhìn chiến lược và nỗ lực không ngừng nghỉ của người dân cùng chính quyền địa phương...

Sơn La có thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sơn La có thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

“Điểm tựa" vững chắc cho nông dân Sơn La

“Điểm tựa" vững chắc cho nông dân Sơn La

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điện Biên: tổng sản phẩm 6 tháng đầu năm tăng 8,62% so với cùng kỳ

Điện Biên: tổng sản phẩm 6 tháng đầu năm tăng 8,62% so với cùng kỳ

08 Jul, 07:34 PM

Kinhtedothi - Ngày 8/7, Hội nghị lần thứ 26, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã diễn ra với nhiều nội dung quan trọng. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tới 45 điểm cầu đảng ủy các xã, phường trên địa bàn tỉnh.

Hà Nội đẩy mạnh kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm

Hà Nội đẩy mạnh kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm

08 Jul, 06:45 PM

Kinhtedothi - Ngoài việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội còn đẩy mạnh công tác kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thịt gia súc, gia cầm, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Hưng Yên: nhãn được mùa, năng suất dự báo tăng 

Hưng Yên: nhãn được mùa, năng suất dự báo tăng 

08 Jul, 04:11 PM

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trưởng Hưng Yên), vụ nhãn năm 2025 trên địa bàn tỉnh đang có nhiều tín hiệu tích cực. Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi và việc người dân áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, cây nhãn tại các vùng trọng điểm phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả cao, dự kiến năng suất toàn tỉnh tăng khoảng 15% so với năm 2024.

Lộ trình chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập

Lộ trình chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập

08 Jul, 02:08 PM

Kinhtedothi - Tọa đàm “Đánh giá tiềm năng, lợi thế, gợi mở những giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên” đã vạch ra lộ trình chiến lược phát triển du lịch sau sáp nhập tỉnh, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ