Huy động toàn lực khắc phục sự cố nghiêm trọng trên tuyến đê sông Cầu tại Bắc Ninh
Kinhtedothi - Do ảnh hưởng của mưa lớn diện rộng kéo dài, mực nước sông Cầu tại Phúc Lộc Phương đạt 6,0m (báo động I), tại Lương Phúc là 6,25m (trên báo động I là 0,25m). Mưa lớn kết hợp lũ lên đã gây ra sự cố nhỏ và hiện tượng đùn sủi, sạt lở đất tại nhiều đoạn đê, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Tại hiện trường tuyến đê tả Cầu, sự cố đùn sủi nước đục ghi nhận tại bể hút trạm bơm Cẩm Bào (Km200+300) và tình trạng sạt lở nghiêm trọng bờ, bãi sông đoạn từ Km8+100 đến Km8+500. Đây là hai điểm xung yếu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn tuyến đê trong bối cảnh mực nước sông Cầu đang vượt báo động I.
Trước diễn biến trên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Công văn số 3929/BNNMT-ĐĐ gửi UBND tỉnh Bắc Ninh, chỉ đạo khẩn trương xử lý sự cố đùn sủi tại trạm bơm Cẩm Bào.

Hiện trường khắc phục sự cố đê sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Trước đó, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cũng đã ban hành Văn bản số 670/ĐĐ-QLĐĐ gửi các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên, yêu cầu triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ an toàn hệ thống đê điều.
Hai ngày qua, chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã huy động lực lượng, vật tư và phương tiện để tổ chức xử lý giờ đầu, theo đúng phương châm “bốn tại chỗ”. Giải pháp ứng dụng khắc phục sự cố là đã tiến hành đắp đê quai tại bể hút để khoanh vùng và làm tầng lọc ngược toàn bộ khu vực đùn sủi để xử lý.
Theo đánh giá, đây là khu vực có địa chất nền phức tạp, sau khi xử lý đã tiếp tục xảy ra đùn, sủi tại một số vị trí khác trong bể hút của trạm bơm. Hiện, cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Ninh đang tiếp tục theo dõi các khu vực lân cận để xử lý ngay khi có tình huống phát sinh.
Ngày 2/7, trước diễn biến mưa lũ phức tạp và nguy cơ mất an toàn tuyến đê tả Cầu, tỉnh Bắc Ninh, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng Đoàn đã trực tiếp kiểm tra hiện trường và chỉ đạo công tác khắc phục sự cố.
Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai Phạm Đức Luận đề nghị tỉnh Bắc Ninh khẩn trương thực hiện phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều. Kiểm tra, rà soát và khắc phục ngay các hư hỏng chưa được xử lý hoặc đang thi công dở dang.
Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến mực nước, báo cáo kịp thời sự cố về Cục để phối hợp chỉ đạo ứng phó nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều trong mùa lũ năm 2025, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân vùng hạ du.

12 nhiệm vụ trọng tâm của cấp xã trong công tác quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai
Kinhtedothi - Thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai được chuyển hoàn toàn từ cấp huyện cho cấp xã thực hiện. Trong thời gian tới, UBND cấp xã cần tập trung thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm.

Hà Nội chủ động ứng phó thiên tai trong quá trình tổ chức chính quyền hai cấp
Kinhtedothi - Thực hiện Công điện số 97/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó với mưa lớn ở Bắc Bộ, ngày 28/6, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội đã có công văn đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở ngành tập trung triển khai các giải pháp ứng phó.
Chủ động ứng phó tổ hợp thiên tai cực đoan
Kinhtedothi - Trong những ngày qua, tại khu vực Bắc Bộ (bao gồm cả TP Hà Nội) đã có mưa vừa, mưa to đến rất to. Nhiều hình thái thiên tai cực đoan, nhất là mưa lũ, sạt lở đất, dông, lốc, sét, được nhận định có thể gia tăng trong những ngày tới, khi các địa phương chuẩn bị, đưa vào vận hành chính quyền địa phương hai cấp.