Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Đan Phượng: ra mắt bộ sách quý “Cổ kim truyền lục”

Kinhtedothi – Ngày 18/2, tại di tích quốc gia đền Văn Hiến, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội diễn ra Lễ công bố và ra mắt bộ sách “Cổ kim truyền lục”; kỷ niệm 923 năm ngày sinh danh nhân Tô Hiến Thành.
Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Văn Đức và lãnh đạo huyện tặng hoa chúc mừng.

Hạ Mỗ là vùng đất có bề dày lịch sử. Hiện nay, tại đây còn lưu giữ được các bản in khắc gỗ chữ Hán của bộ sách “Cổ kim truyền lục”.

Chủ tịch UBND xã Hạ Mỗ Bùi Tất Thêm cho biết, bộ sách gồm 4 cuốn tương ứng với 4 tập: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh. “Cổ kim truyền lục” là tập thơ văn với khoảng 500 bài, được sáng tác vào năm Đinh Mùi (1907). Tập thể tác giả là các nhà Nho xã Hạ Mỗ, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông đương thời; nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội.

Mùa Đông năm 1907, để tránh sự kiểm soát của chính quyền thực dân, các nhà Nho trong làng đã khôn khéo sử dụng lễ “đồng giáng bút” tại chùa Hải Giác để mượn lời Tiên Thánh công bố các sáng tác của mình. Sau đó, các sáng tác đã được khắc mộc bản tại đền Văn Miếu vào năm 1908.

Các đại biểu dâng hương tại đền Văn Hiến thờ danh nhân Tô Hiến Thành. 

Sách in ra được phát cho mọi nhà, biếu tặng các nơi với mục đích như lời nói đầu bộ sách đã viết: “Thư lai địa địa, tuyên truyền vạn vũ” (Sách đến mọi nơi, tuyên truyền khắp chốn). Năm 1930, thực dân Pháp cho tay sai về tịch thu mộc bản và nhiều sách lưu hành trong làng. Với thái độ khôn khéo và kiên quyết, Nhân dân Hạ Mỗ đã đấu tranh và lấy lại được các bản khắc in cùng một vài bộ sách.

Chủ tịch UBND xã Hạ Mỗ giới thiệu về cuốn sách "Cổ kim truyền lục".

Nội dung của hầu hết các sáng tác đều toát lên tình cảm thiết tha, trong sáng, phản ánh hiện thực cuộc sống và tấm lòng yêu nước, thương nòi của Nhân dân. Nhiều bài ca ngợi công ơn các anh hùng dân tộc, các bậc tiên hiền, nhằm nêu gương sáng của người xưa, giáo dục cháu con...

Trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, các tác giả đã lên tiếng cổ vũ, khích lệ tinh thần đấu tranh hoặc tìm lời lẽ giảng giải về nhân tình thế thái, về vận mệnh, về cơ hội để làm những việc có ích cho đời; đã động viên, đem đến cho bà con Nhân dân niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai.

Các đại biểu dự buổi lễ. 

“Cổ kim truyền lục” được viết theo nhiều thể loại khác nhau như: thi, thoại, huấn, tán, ca, lục, thị, biểu... nhưng tất cả đều “giản dị lời ghi” mà “ý thơ sâu rộng” (“thi ý thâm trường, lục từ giản dị”). Nhiều bài viết theo thể đường luật đã đạt đến trình độ cao, nhất là lối “hồi văn cách”, tức là đọc quay lại từ dưới lên vẫn đúng âm vận và thanh thoát, câu đầu thường lặp lại ở câu cuối.

Hiện nay, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã có lưu trữ 4 tập chữ Hán của bộ sách “Cổ kim truyền lục”. Ngoài ra, bộ sách cũng đã được đưa vào “Dự án số hoá kho tàng thư tịch cổ văn hiến Hán Nôm”.

Bộ sách " Cổ kim truyền lục" gồm 4 tập. 

Để phát huy giá trị di sản văn hoá quê hương, năm 2015, UBND xã Hạ Mỗ đã thành lập “Ban Quản lý dự án biên dịch tư liệu Hán Nôm bộ sách “Cổ kim truyền lục” và các văn bản Hán tự tại các di tích đền Văn Hiến, đình Vạn Xuân, chùa Hải Giác”. Trên cơ sở đó, bản dịch 4 cuốn của bộ sách “Cổ kim truyền lục” đã được tổ chức dịch thuật, hiệu đính. Trên cơ sở kết quả bản dịch và hiệu đính, 4 tập sách của bộ “Cổ kim truyền lục” đã được xuất bản.

Ngoài bản dịch, cuối mỗi tập sách được in kèm bản chụp nguyên văn chữ Hán 4 tập Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh. Đây cũng là một dịp để góp phần lưu giữ và quảng bá một di sản vô cùng quý giá của Nhân dân Hạ Mỗ.

Tiết mục văn nghệ tại chương trình. 

Theo Chủ tịch UBND xã Hạ Mỗ Bùi Tất Thêm, Lễ công bố và ra mắt bộ sách “Cổ kim truyền lục”; kỷ niệm 923 năm ngày sinh danh nhân Tô Hiến Thành nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương. Đồng thời giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước của Nhân dân Việt Nam, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc.

Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã tặng sách cho các đại biểu. 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vấn vương mùa lá sấu bay

Vấn vương mùa lá sấu bay

23 Apr, 12:02 PM

Kinhtedothi - Người ta thường biết và nhớ tới mùa Thu của Hà Nội bởi thảm lá vàng rơi như mùa thay áo mới, nhưng Hà Nội những ngày tháng Tư về cũng mang vẻ đẹp nao lòng bởi thảm lá sấu xào xạc, nhẹ nhàng rơi trong nắng mới đầu Hạ.

Xao xuyến khúc giao mùa

Xao xuyến khúc giao mùa

14 Apr, 02:08 PM

Kinhtedothi - Tháng Tư về, phố Hà thành chợt mơ màng trong hương sắc riêng của khúc giao mùa. Mỗi góc phố, con đường quen gieo vào lòng người chút xao xuyến của thời khắc chuyển giao từ Xuân sang Hạ.

Nhớ nghĩa đồng bào trong mâm cúng trôi chay

Nhớ nghĩa đồng bào trong mâm cúng trôi chay

30 Mar, 05:13 PM

Ngày mồng Ba tháng Ba âm lịch cũng nhằm vào lúc thời tiết phong quang, tươi sáng, gió xuân vãn thổi hiu hiu, cây cối đâm chồi nảy lộc. Ấy là lúc chúng ta lại nhớ về ngày giỗ Tổ 10.3. Thế là nhà nhà nô nức xay bột để làm bánh trôi, bánh chay theo tích quốc mẫu Âu Cơ đẻ 100 trứng, nở ra 100 con từ một bào thai.

Tôi yêu Hà Nội mùa lá đỏ

Tôi yêu Hà Nội mùa lá đỏ

28 Mar, 12:28 PM

Hà Nội đã vào những ngày cuối cùng của tháng Ba khi mà mùa Xuân đã đi quá nửa chặng đường, nên những chồi non đang cựa mình vươn dậy, xanh mát thắp sáng mọi cung đường, ngõ phố. Dường như... trong cái tiết trời thanh minh, con người ta không còn cảm giác

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ