Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Phúc Thọ: dồn sức hoàn thành chỉ tiêu nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kinhtedothi - Xuất phát điểm nhiều khó khăn, tuy nhiên công cuộc xây dựng nông thôn mới tại huyện Phúc Thọ thời gian qua ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Địa phương đang nỗ lực để hoàn thành sớm nhất chỉ tiêu nông thôn mới của giai đoạn 2021 - 2025 mà TP Hà Nội giao.
Đường giao thông nông thôn tại xã Hát Môn (huyện Phúc Thọ).

Hai xã đầu tiên về đích nâng cao

Năm 2014, xã Hát Môn trở thành một trong những địa phương đầu tiên của huyện Phúc Thọ được UBND TP Hà Nội trao bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Gần 10 năm kể từ ngày vui đó, diện mạo của địa phương ven dòng sông Hát đã có nhiều đổi thay tích cực.

Với sự quan tâm, hỗ trợ của TP Hà Nội và huyện Phúc Thọ, hệ thống điện - đường - trường - trạm trên địa bàn xã Hát Môn đã được đầu tư ngày một đồng bộ, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân địa phương.

“Bà con nhân dân ra đường không còn lo trời tối vì hệ thống đèn chiếu sáng được lắp đặt dọc những tuyến trục chính. Khách phương xa đến tìm nhà người quen không lo bối rối, vì ở xã Hát Môn bây giờ, nhà đã có số, đường ngõ cũng đều có tên…” - Bí thư Chi bộ thôn 6 (xã Hát Môn) Kim Thị Phương chia sẻ.

Tại xã Võng Xuyên, phong trào xây dựng nông thôn mới được nhân dân hết sức đồng tình. Người dân vào cuộc mạnh mẽ, ủng hộ hàng ngàn mét vuông đất cùng hàng chục tỷ đồng để mở rộng đường làng, ngõ xóm, xây dựng cổng chào, đường hoa - cây xanh...

“Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, địa phương tranh thủ nguồn lực hỗ trợ của TP Hà Nội và huyện Phúc Thọ, xây dựng kế hoạch để triển khai các dự án phát triển bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Nhờ đó, xã không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản…” - Chủ tịch UBND xã Võng Xuyên Lê Đình Bình cho biết.

Với quyết tâm cao của cấp uỷ, chính quyề, cùng sự đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, vừa qua, hai xã Hát Môn và Võng Xuyên đã được UBND TP Hà Nội quyết định công nhận là “xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”. Đây cũng là hai địa phương đầu tiên của huyện Phúc Thọ đạt được mục tiêu này.

Huyện Phúc Thọ phấn đấu đưa 3 xã về đích nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.

Cam kết hoàn thành chỉ tiêu Hà Nội giao

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ Cấn Văn Hồng, trong giai đoạn 2021 - 2025, TP Hà Nội giao chỉ tiêu cho huyện hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 7 xã. Ngoài ra, đến hết năm 2025, huyện cũng cần xây dựng 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

“Là địa phương thuần nông nên nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới của huyện rất hạn chế. Đây cũng là rào cản lớn nhất đối với mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu của huyện. Dù vậy, địa phương đang rất quyết tâm, huy động mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch mà TP giao…” - ông Cấn Văn Hồng nói thêm.

Trong năm 2024, huyện Phúc Thọ phấn đấu có thêm 3 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao gồm: Tam Hiệp, Vân Phúc, Phụng Thượng; cùng với đó là nỗ lực đưa xã Hát Môn về đích nông thôn mới kiểu mẫu.

Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn cho biết, để khắc phục khó khăn về nguồn lực, địa phương chỉ đạo đẩy mạnh hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Năm 2023, con số này đạt gần 1.000 tỷ đồng, góp phần quan trọng giúp địa phương bớt áp lực về kinh phí đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế - xã hội.

Lãnh đạo UBND huyện Phúc Thọ cũng nhấn mạnh, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, địa phương cố gắng triển khai các tiêu chí theo hướng bền vững. Ví dụ, khi xây dựng đường giao thông, đều chỉ đạo các xã tập trung đầu tư làm asphal, thay vì chỉ cứng hoá.

Ông Nguyễn Đình Sơn khẳng định: địa phương quyết tâm và cam kết sẽ đạt mục tiêu xây dựng nông thôn mới của nhiệm kỳ 2021 - 2025. Dù vậy, so với các địa phương khác, huyện Phúc Thọ vẫn còn chậm phát triển, chính vì vậy, huyện mong muốn TP Hà Nội và các quận tiếp tục quan tâm, hỗ trợ nguồn lực tiếp sức Phúc Thọ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. 

 

Tính đến hết quý I/2024, thu nhập bình quân đầu người dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ đã đạt khoảng 70 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm, hiện còn dưới 1%, trong đó, có 12/21 xã, thị trấn hiện không còn hộ nghèo.

Để Hà Nội sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Để Hà Nội sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Hà Nội tập huấn xây dựng nông thôn mới

Hà Nội tập huấn xây dựng nông thôn mới

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ