Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Sóc Sơn: Bước tiến trong xây dựng nông thôn mới

Kinhtedothi - Năm 2023, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội giao chỉ tiêu cho huyện Sóc Sơn hoàn thành 3 xã nông thôn mới nâng cao và 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Kết quả đến nay, huyện đã đạt và vượt chỉ tiêu trên.

Hàng trăm tỷ đồng huy động xây dựng nông thôn mới 

Sau khi trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Sóc Sơn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Phù Linh bắt tay vào xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. “Trên cơ sở kết quả đã đạt được, chính quyền địa phương tiến hành rà soát để phân loại, đánh giá mức độ hoàn thành của từng tiêu chí, đồng thời huy động nguồn lực hàng trăm tỷ đồng để nâng cấp, hoàn thiện…” - Bí thư Đảng uỷ xã Phù Linh Trương Ngọc Lan cho biết.

Đường giao thông nông thôn xanh, sạch, đẹp tại xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn).

Vừa qua, đoàn thẩm định nông thôn mới TP Hà Nội đã tiến hành kiểm tra thực tế và rà soát hồ sơ; theo đó thống nhất xã Phù Linh đủ điều kiện hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên 2 lĩnh vực là Y tế và An ninh trật tự. 

 

Kết quả đánh giá sự hài lòng của người dân 8 xã đủ điều kiện hoàn thành nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu của huyện Sóc Sơn vừa qua đều đạt từ 97% trở lên.

Tại xã Phú Minh, tính đến tháng 12/2023, khoảng 200 tỷ đồng đã được chính quyền địa phương huy động từ các thành phần kinh tế, trong đó có đóng góp lớn của các tầng lớp nhân dân, để thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Mới đây, khi về kiểm tra, rà soát hồ sơ thực tế, đoàn thẩm định nông thôn mới TP Hà Nội đã chỉ ra một số chỉ tiêu cần khắc phục như cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thanh thải đường điện… Tuy nhiên, thành viên đoàn đánh giá cao nỗ lực của chính quyền và nhân dân xã Phú Minh, đồng thời thống nhất xã đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu

Cùng với xã Phù Linh, kết quả xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại 2 xã khác là Phù Lỗ và Đức Hoà cũng được đoàn thẩm định nông thôn mới TP Hà Nội đánh giá cao. Thành viên đoàn thống nhất xã Phù Lỗ đủ điều kiện hoàn thành nông thôn mới kiểu mẫu trên 4 lĩnh vực (Môi trường, Sản xuất, Văn hoá, Y tế) và xã Đức Hoà đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu ở 1 lĩnh vực (Y tế).

Trong khi đó, ngoài xã Phú Minh, ở đợt đánh giá vừa qua, đoàn thẩm định nông thôn mới TP Hà Nội cũng ghi nhận kết quả tích cực trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 4 xã khác gồm: Phú Cường, Xuân Giang, Quang Tiến, Nam Sơn; đồng thời thống nhất các địa phương này đủ điều kiện đạt chuẩn năm 2023.

Đoàn thẩm định nông thôn mới TP Hà Nội thăm gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của xã Phù Lỗ (huyện Sóc Sơn).

Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Hoàng Thị Hà cho biết, với việc có 5 xã đủ điều kiện về đích nông thôn mới nâng cao và 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, địa phương đã hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu mà Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội giao từ đầu năm 2023. Cụ thể là huyện Sóc Sơn có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 3 xã về đích nông thôn mới kiểu mẫu.

“Bên cạnh chỉ đạo 8 xã đã hoàn tất công tác thẩm định tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình UBND TP Hà Nội công nhận đạt chuẩn, dự kiến trong tháng 12/2023, huyện sẽ tiếp tục đề xuất đoàn TP Hà Nội tiến hành thẩm định, xét công nhận thêm 3 xã nông thôn mới nâng cao khác là Mai Đình, Tiên Dược và Trung Giã” - bà Hoàng Thị Hà thông tin thêm.

Theo Phó Chánh Văn phòng chuyên trách, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn, TP luôn xác định xây dựng nông thôn mới là hành trình có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc. Chính vì vậy, các địa phương dù đã đủ điều kiện trình xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu không nên tự bằng lòng với kết quả đạt được.

Đánh giá cao kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, ông Ngọ Văn Ngôn đồng thời đề nghị chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, huy động nguồn lực và sự ủng hộ của người dân để tiếp tục nâng cao các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nhất là về môi trường, sản xuất, hạ tầng nông thôn, nước sạch, cơ sở vật chất trường học…; phấn đấu xây dựng các xã nông thôn mới nâng cao, hướng đến kiểu mẫu và nông thôn mới thông minh. 

 

“Tinh thần chung của huyện là xây dựng nông thôn mới thực chất. Vui mừng với kết quả đạt được, nhưng các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở phải suy nghĩ, xem nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu khác với nông thôn mới vừa qua thế nào; xã hội được gì và đời sống người dân được cải thiện ra sao. Từ đó có những giải pháp để đạt cao nhất các mục tiêu của Chương trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ, Chương trình số 02-CTr/HU của Huyện uỷ”

Bí thư Huyện uỷ Sóc Sơn Bùi Duy Cường

Bí thư Huyện uỷ Sóc Sơn: Xây dựng nông thôn mới phải thực chất

Bí thư Huyện uỷ Sóc Sơn: Xây dựng nông thôn mới phải thực chất

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ