Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Sóc Sơn: cơ giới hoá giúp tiết kiệm 10 triệu đồng/héc-ta chi phí làm đất

Kinhtedothi - Với mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất, gia tăng lợi ích cho người nông dân, thời gian qua, huyện Sóc Sơn chỉ đạo các đơn vị chức năng tích cực phối hợp với Sở NN&PTNT Hà Nội triển khai các mô hình áp dụng cơ giới hoá đồng bộ vào canh tác.

Vụ Đông năm 2024, huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo Hợp tác xã cơ giới hoá đồng bộ dịch vụ nông nghiệp Đông Xuân phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp của huyện triển khai mô hình “Trình diễn khoai tây giống mới năng suất chất lượng thích ứng biến đổi khí hậu”.

Mô hình với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông (Sở NN&PTNT Hà Nội), được thực hiện trên địa bàn xã Đông Xuân, với quy mô 10ha. Đây cũng là một trong những mô hình điểm trong áp dụng cơ giới hoá sản xuất vụ Đông 2024.

Cơ giới hoá giúp tiết kiệm đáng kể chi phí làm đất tại huyện Sóc Sơn.

Hợp tác xã cơ giới hoá đồng bộ dịch vụ nông nghiệp Đông Xuân Nguyễn Thành Cơ cho biết, khi thực hiện mô hình, để đảm bảo xuống giống đúng khung thời vụ, hợp tác xã đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Máy móc thay nhân lực con người, thực hiện từ khâu xới đất, đánh luống, bón phân đến phủ đất.

Trước đó, Hợp tác xã cơ giới hoá đồng bộ dịch vụ nông nghiệp Đông Xuân đã đầu tư mua 4 máy cày đa năng, 2 máy phủ đất. Với mỗi một máy cày đa năng, trong một ngày sẽ phay được khoảng 3,5ha đất, lên luống 2,2ha.

“Máy phủ đất sau trồng công suất đạt khoảng 3,5ha/ngày. Vì vậy không lo chậm mùa vụ. So với thực hiện thủ công, làm bằng máy sẽ tiết kiệm công làm đất khoảng 10 triệu đồng/ha” - ông Nguyễn Thành Cơ chia sẻ.

Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn cho biết, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Sóc Sơn đã đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để hoàn thành sớm công tác dồn điền, đổi thửa.

Đến nay, diện tích những thửa ruộng đã to hơn, rộng hơn, đường nội đồng cũng cơ bản được bê tông hóa. Cùng với xu hướng dịch chuyển lao động trong nông thôn diễn ra mạnh mẽ, việc áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp là xu hướng tất yếu.

Cũng theo ông Đỗ Minh Tuấn, việc ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa các khẩu từ làm đất, bón phân, xuống giống, chăm sóc, thu hoạch sẽ giải quyết khâu thiếu lao động, đáp ứng được yêu cầu thời vụ gấp gáp; đặc biệt là giảm chí phí, tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Thời gian tới, huyện Sóc Sơn tiếp tục xác định cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp là động lực quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống và cơ cấu cấy trồng trên địa bàn huyện. Qua đó, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ