Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Sóc Sơn: Phát triển ngành hàng lúa gạo tăng về chất

Kinhtedothi - Năm 2022, tổng diện tích gieo trồng lúa của huyện Sóc Sơn giảm 259ha, tuy nhiên, năng suất lúa lại tăng đáng kể. Qua đó giúp tổng sản lượng lúa toàn huyện đạt được trong năm vẫn tương đương năm 2021.

Sản lượng lúa ước đạt 112.000 tấn

Năm 2022, tổng diện tích gieo trồng lúa trên địa bàn huyện Sóc Sơn đạt gần 18.771ha. Con số này giảm 259ha so với năm 2021. Tuy nhiên, so với kế hoạch của cả năm 2022 thì diện tích sản xuất lúa đạt 101,5%.

Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của 2 đợt mưa lớn kéo dài và diện tích sản xuất giảm, sản lượng lúa cả năm 2022 của huyện Sóc Sơn vẫn đạt hơn 112.000 tấn, tương đương năm 2021. Năng suất lúa ước đạt 59,3 tạ/ha, cao hơn 0,2 tạ/ha (tương ứng 0,34%) so với năm 2021.

Thu hoạch lúa tại xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội).

Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Hoàng Thị Hà cho biết, xác định lúa vẫn là cây trồng chủ lực nên ngay từ đầu năm 2022, huyện đã chỉ đạo mở rộng diện tích giống lúa năng suất, chất lượng cao trong vụ Xuân và vụ Mùa. Các giống lúa truyền thống được thay thế dần bằng một số giống tiên tiến như: HD11, VNR20, J02… cho năng suất vượt trội, từ 64,7 - 65,8 tạ/ha.

Một lý do khác phải kể tới là dù chịu ảnh hưởng của nhiều đợt mưa kéo dài, tuy nhiên huyện Sóc Sơn đã kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc, phục hồi những diện tích lúa bị ngập úng sau khi nước rút. Công tác lấy nước vụ Xuân cũng được thực hiện tốt, bảo đảm nguồn nước phục vụ sinh trưởng, phát triển cho cây lúa.

Công tác bảo vệ thực vật và phòng trừ dịch hại cũng được phòng Kinh tế phối hợp với các đơn vị thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội thực hiện thường xuyên. Hơn 800kg thuốc diệt chuột đã được huyện hỗ trợ 26 xã, thị trấn để bảo vệ lúa vụ Mùa. Nhiều lớp tập huấn khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho các trà lúa Mùa được thực hiện, mang đến cho người nông dân những hiểu biết căn bản để bảo vệ sản xuất…

Tăng cường liên kết sản xuất

Trong định hướng phát triển ngành hàng lúa gạo, huyện Sóc Sơn chủ trương giảm diện tích. Thay vào đó là tăng cường sử dụng các giống lúa tiên tiến, cho năng suất cao, chất lượng tốt nhằm gia tăng lợi ích kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.

“Huyện đang phấn đấu giảm tỷ lệ giống lúa Khang Dân chất lượng thấp còn 12 - 14% diện tích gieo trồng vào năm 2023; đồng thời, đẩy mạnh việc đưa các giống lúa tiến bộ, chất lượng cao vào sản xuất đạt ít nhất 85%...” – Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Hoàng Thị Hà cho biết.

Tăng cường sử dụng giống lúa tiên tiến giúp gia tăng năng suất, chất lượng ngành hàng lúa gạo tại huyện Sóc Sơn.

Cùng với các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng lúa hàng hoá, tìm kiếm đầu ra ổn định hơn cho lúa gạo, đặc biệt là giống nếp cái hoa vàng đang là bài toán đặt ra đối với huyện Sóc Sơn. Thực tế hiện nay, việc tiêu thụ một sản lượng lớn thóc lúa sau thu hoạch vẫn còn những khó khăn nhất định, không chỉ riêng ở huyện Sóc Sơn mà nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn, trong năm 2023, địa phương sẽ nghiên cứu, xây dựng các mô hình sản xuất lúa theo hướng liên kết chặt chẽ kinh tế hộ với doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt nói chung, sản xuất lúa gạo nói riêng.

Huyện Sóc Sơn cũng sẽ làm tốt công tác dự tính, dự báo; quản lý không để sâu bệnh gây hại cho cây lúa trên diện rộng. Đồng thời, tập trung chỉ đạo sản xuất đúng khung thời vụ; phấn đấu gieo trồng hết diện tích đất lúa, không để đất nông nghiệp bị hoang hoá gây lãng phí. 

 

Khác với cây lúa, tổng diện tích sản xuất các loại cây trồng hàng năm và lâu năm trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2022 tăng gần 225ha; năng suất các loại cây trồng (ngoài cây lúa) đều tăng từ 2 - 3,5% so với năm 2021.

Huyện Sóc Sơn: Rốt ráo giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4

Huyện Sóc Sơn: Rốt ráo giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xuất khẩu thuỷ sản lúng túng trong “bão” thuế

Xuất khẩu thuỷ sản lúng túng trong “bão” thuế

08 Apr, 03:18 PM

Kinhtedothi- Thủy sản Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức từ thị trường Mỹ bởi những quy định bất lợi và chính sách thuế mới. Lo ngại tăng trưởng xuất khẩu, uy tín của ngành hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng là nỗi trăn trở chung của các doanh nghiệp (DN) thuỷ sản Việt Nam hiện nay.

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ