Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Sóc Sơn: Siết chặt an toàn thực phẩm những tháng cuối năm, cận Tết

Kinhtedothi - Xác định an toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề quan trọng nhằm bảo đảm sức khoẻ cho người dân, UBND huyện Sóc Sơn đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp.
Trong những tháng đã qua của năm 2021, các phòng ban, đơn vị chức năng, UBND 26 xã, thị trấn của huyện Sóc Sơn đã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm an toàn. Đồng thời tổ chức ký cam kết, yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh bảo đảm ATTP gắn với phòng, chống dịch Covid-19. 
UBND huyện đã thành lập nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại các cơ sở. Thống kê đến đầu tháng 11/2021, toàn huyện đã giám sát tổng số 465 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm. Kết quả, có 393/465 cơ sở đảm bảo các quy định về ATTP (chiếm tỷ lệ 84,5%).
Mua bán thực phẩm tại chợ trung tâm huyện Sóc Sơn. Ảnh: Trọng Tùng.
Số cơ sở sản xuất, kinh doanh có vi phạm các quy định về ATTP được xác định là 72 đơn vị, chiếm tỷ lệ 15,5% tổng số cơ sở được giám sát. Cơ quan chức năng các cấp đã tiến hành xử phạt 47 cơ sở, với tổng số tiền hơn 70 triệu đồng, tịch thu và tiêu hủy khối lượng hàng hóa có trị giá gần 10 triệu đồng.
Đáng chú ý, từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Sóc Sơn chỉ đạo Phòng Y tế phối hợp chặt chẽ với phòng GD&ĐT, phòng Kinh tế tổ chức kiểm tra hồ sơ các cơ sở cung cấp nông sản, thực phẩm vào các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Kết quả cho thấy những hạn chế nhất định, cần sớm được khắc phục như: Một số cơ sở thiếu hồ sơ pháp lý của đơn vị thứ 3; thiếu các chỉ tiêu xét nghiệm theo bản công bố; thiếu giấy Khám sức khỏe và xét nghiệm kiến thức…
Đánh giá về công tác quản lý ATTP từ đầu năm 2021 đến nay, Trưởng phòng Y tế huyện Sóc Sơn Lưu Thị Hồng Sen cho rằng, sự vào cuộc của một số xã, thị trấn là chưa thực sự chủ động, tích cực. Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm có vi phạm vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (gần 16%). 
Trong giai đoạn cuối năm 2021, đầu năm 2022, vấn đề ATTP được huyện Sóc Sơn đánh giá là còn diễn biến phức tạp. Nguyên nhân được nhận định là do địa phương nằm ở đầu mối giao thương với nhiều tỉnh, TP giáp ranh. Trong khi đó, nhu cầu lưu thông, vận chuyển và tiêu thụ nông sản, thực phẩm thường tăng cao vào dịp lễ, Tết. 
Chính vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, phòng Y tế huyện sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các phòng ban, đơn vị chức năng, UBND 26 xã, thị trấn tổ chức giảm sát chặt chẽ hoạt động của các cơ sở. Tập trung xử lý nghiêm các trường hợp có vi phạm để tạo sức răn đe...
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Danh sách 9 loại trái cây dễ ngâm hóa chất

Danh sách 9 loại trái cây dễ ngâm hóa chất

03 May, 06:48 AM

Kinhtedothi - Mùa Hè là mùa của mít, xoài, ổi, dưa hấu… nhưng vì lợi nhuận một số thương lái đã tẩm hóa chất độc hại khiến cho người tiêu dùng mất cảnh giác. Dưới đây là top trái cây dễ bị ngâm hóa chất nhất, ai cũng nên biết.

Siết quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

Siết quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

29 Apr, 05:52 AM

Kinhtedothi - Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025 với chủ đề “Bảo đảm ATTP, trong đó chú trọng ATTP bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”, các đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP của Hà Nội đã kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vi phạm nhờ phương thức kiểm tra đột xuất.

Đà Lạt: hơn 800 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

Đà Lạt: hơn 800 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

25 Apr, 12:00 PM

Kinhtedothi - Ngày 25/4, Phòng Y tế TP Đà Lạt (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) tổ chức lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho hơn 800 người trực tiếp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trên địa bàn TP Đà Lạt năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ