Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Thanh Oai: ổi Kim An, nón làng Chuông đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao

Kinhtedothi - Ngày 12/12, Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP Hà Nội đã tiến hành kiểm tra thực tế và thẩm định hồ sơ các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao của huyện Thanh Oai.

Sản phẩm ổi của Hợp tác xã Nông nghiệp Kim An đủ điều kiện công nhận OCOP 4 sao.

Trong dịp này, huyện Thanh Oai đề xuất Hội đồng OCOP TP Hà Nội đánh giá, phân hạng đối với 15 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao. Cụ thể, Hợp tác xã Mây tre đan Thu Hương (xã Phương Trung) đăng ký 6 sản phẩm; Hợp tác xã Nông nghiệp Kim An (xã Kim An) có 1 sản phẩm và 1 hộ kinh doanh giò, chả tại xã Tân Ước có 8 sản phẩm.

Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP Hà Nội gồm đại diện một số sở ngành: Công Thương, Y tế, NN&PTNT..., đã ghé thăm vùng canh tác quả ổi của Hợp tác xã Nông nghiệp Kim An; xưởng sản xuất nón lá của Hợp tác xã Mây tre đan Thu Hương và hộ kinh doanh giò, chả tại xã Tân Ước.

Thành viên Tổ giúp việc cũng đã thẩm định hồ sơ của các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao của 3 chủ thể hợp tác xã, hộ kinh doanh. Thực hiện việc lấy mẫu phân tích chất lượng đối với các sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao thuộc nhóm lĩnh vực thực phẩm…

Hợp tác xã Mây tre đan Thu Hương có 6 sản phẩm nón lá đủ điều kiện công nhận đạt OCOP 4 sao.

Sau khi xem xét kỹ lưỡng hồ sơ, kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất của các hợp tác xã, hộ kinh doanh, thành viên Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP TP Hà Nội thống nhất 6 sản phẩm nón lá của Hợp tác xã Mây tre đan Thu Hương và 1 sản phẩm ổi của Hợp tác xã Nông nghiệp Kim An đủ điều kiện để trình cấp có thẩm quyền công nhận đạt OCOP 4 sao.

Đối với 8 sản phẩm giò, chả của hộ kinh doanh tại xã Tân Ước, thành viên đoàn đánh giá khá cao về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, hộ kinh doanh cần tiếp tục hoàn thiện điều kiện sản xuất bảo đảm theo quy định. Sau khi hoàn thiện các nội dung theo góp ý, Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng OCOP TP Hà Nội sẽ tổ chức đánh giá lại.

Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn cho biết, trong đợt này, Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP Hà Nội tiến hành kiểm tra, thẩm định hồ sơ đối với 54 sản phẩm tiềm năng 4 sao của các huyện: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Phúc Thọ, Hoài Đức, Mê Linh, Thanh Oai.

“Tổ tư vấn giúp việc đã làm việc trên tinh thần công khai, minh bạch, khách quan, công tâm. Theo đó, 44 sản phẩm đã được các thành viên đoàn thống nhất đủ điều kiện trình Hội đồng OCOP TP Hà Nội đánh giá, phân hạng 4 sao; 10 sản phẩm chưa đủ điều kiện đã được hướng dẫn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, các điều kiện sản xuất để thẩm định lại trong những đợt tiếp theo…” - ông Ngọ Văn Ngôn thông tin thêm.

Gần 1.000 sản phẩm “đổ bộ” về Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024

Gần 1.000 sản phẩm “đổ bộ” về Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại

Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại

30 Mar, 06:23 PM

Kinhtedothi – Từ ngày 15/3 – 11/4, Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội) tổ chức 70 lớp tập huấn, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật tại huyện Gia Lâm, Ba Vì, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây.

Nông dân Hà Nội làm giàu nhờ trồng rau an toàn

Nông dân Hà Nội làm giàu nhờ trồng rau an toàn

27 Mar, 03:09 PM

Kinhtedothi - Nhờ tích cực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất VietGAP, hữu cơ, đến nay, Hà Nội đã hình thành và phát triển nhiều vùng rau an toàn có thương hiệu, chất lượng, mang lại thu nhập cao cho người nông dân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ