Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Thường Tín - Nông thôn mới nhiều khởi sắc

Kinhtedothi - Xác định “xây dựng nông thôn mới không có điểm dừng”, những năm qua, huyện Thường Tín đã chỉ đạo các xã về đích nông thôn mới tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí. Đến nay, diện mạo nhiều xã của huyện đã có những đổi thay tích cực.

7 xã đủ điều kiện về đích nâng cao

Xã Nguyễn Trãi là một trong những địa phương khó khăn nhất của huyện Thường Tín trong những ngày đầu triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chỉ một vài trong số 19 tiêu chí của địa phương này đạt so với quy định.

Xác định xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, có tác động tích cực đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, địa phương đã tranh thủ sự hỗ trợ của TP Hà Nội và huyện Thường Tín, tập trung đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở; trong đó chú trọng các dự án dân sinh.

Năm 2018, xã Nguyễn Trãi được UBND TP Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Nhưng không dừng lại ở đó, địa phương này tiếp tục huy động gần 227 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới nâng cao, trong đó có hàng chục tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hoá.

Đường giao thông nông thôn tại xã Chương Dương (huyện Thường Tín).

Ông Nguyễn Tuấn Chỉnh, Bí thư Chi bộ thôn Vĩnh Mộ (xã Nguyễn Trãi) phấn khởi chia sẻ, nông thôn mới đã giúp địa phương thay đổi ngoạn mục. Hệ thống điện - đường - trường - trạm được đầu tư nâng cấp đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân.

“Trên cơ sở hạ tầng kinh tế được đầu tư, người dân địa phương đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Nhờ đó, thu nhập bình quân của người dân liên tục tăng qua các năm, hiện đã đạt hơn 68 triệu đồng/năm. Toàn xã đã không còn hộ nghèo…” - Chủ tịch UBND xã Nguyễn Trãi Nguyễn Trường Xuân cho biết.

Vừa qua, đoàn thẩm định nông thôn mới TP Hà Nội đã kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao tại xã Nguyễn Trãi. Dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện, tuy nhiên, 100% thành viên đoàn đồng tình với việc xã Nguyễn Trãi đủ điều kiện trình UBND TP Hà Nội xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Cùng với xã Nguyễn Trãi, kết quả đánh giá của Đoàn thẩm định nông thôn mới TP Hà Nội vào đầu tháng 3/2024 cũng thống nhất 6 xã khác của huyện Thường Tín cũng đã đủ điều kiện trình UBND TP Hà Nội xem xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Cụ thể là các xã: Duyên Thái, Văn Phú, Chương Dương, Hiền Giang, Quất Động và Tô Hiệu.

Nhân dân đồng tình, ủng hộ

Theo Chủ tịch Uỷ ban MTTQ huyện Thường Tín Lê Tuấn Dũng, để bảo đảm điều kiện xét công nhận nông thôn mới nâng cao, địa phương đã tiến hành lấy phiếu ý kiến sự hài lòng của người dân theo Hướng dẫn số 90/HD-MTTQ-BTT của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Kết quả cho thấy sự hài lòng của người dân ở 7/7 xã đều đạt trên 90%. Riêng xã Chương Dương có 100% người dân đồng tình với việc địa phương đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

“Công tác lấy phiếu được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch, khách quan, đúng quy định và hướng dẫn của Trung ương. Kết quả lấy phiếu cho thấy nông thôn mới nâng cao đã thực sự có những tác động tích cực đến đời sống của người dân các xã…” - ông Lê Tuấn Dũng chia sẻ.

Nhà văn hoá thôn An Định (xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín).

Theo Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn, kết quả thẩm định của đoàn liên ngành TP cho thấy nông thôn mới nâng cao đã thực sự hiện hữu trên địa bàn nhiều xã của huyện Thường Tín. Đây là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực suốt nhiều năm qua của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các địa phương.

Có được kết quả trên, theo ông Ngôn là nhờ sự vào cuộc chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị, và đặc biệt là sự đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân. “Minh chứng cho thấy ở đâu cán bộ tâm huyết, trách nhiệm thì ở đó nông thôn mới khởi sắc…” - ông Ngôn nhìn nhận.

Nhấn mạnh tinh thần chung của TP là “xây dựng nông thôn mới không có điểm dừng”, “ngày mai lên quận, hôm nay vẫn phải xây dựng nông thôn mới”, ông Ngôn cho rằng Hà Nội luôn xác định xây dựng nông thôn mới là vì người dân, để đời sống của người dân ngày một tốt hơn.

Chính vì vậy, đại diện Văn phòng Điều phối đề nghị các xã của huyện Thường Tín tiếp tục tranh thủ hỗ trợ của TP, huyện và bố trí nguồn lực để nâng cao các tiêu chí đã đạt, phấn đấu đưa địa phương sớm hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, tiến tới nông thôn mới thông minh. 

 

Ngoài 7 xã đủ điều kiện về đích nông thôn mới nâng cao, trong đợt thẩm định đầu tháng 3/2024 vừa qua của Đoàn liên ngành TP Hà Nội, huyện Thường Tín cũng có hai xã đầu tiên đủ điều kiện trình UBND TP Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu là: Hà Hồi và Nhị Khê.

Hà Nội: Xây dựng nông thôn mới “không có điểm dừng”

Hà Nội: Xây dựng nông thôn mới “không có điểm dừng”

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ