Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đạt chuẩn nông thôn mới

Kinhtedothi – Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký quyết định 982/QĐ-TTg ngày 15/8/2022 công nhận huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.
Một góc Thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Tiên Lãng xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt, nên trong 10 năm qua toàn bộ hệ thống chính trị và cán bộ, nhân dân trong huyện đã nỗ lực với quyết tâm cao.

Đến nay, huyện có bước phát triển khá toàn diện, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, 100% đường trục chính, đường liên thôn được cứng hóa; 20 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước 51,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,39%. Huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non đối với trẻ 5 tuổi. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp dần chuyển đổi sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị cao, một số địa phương bước đầu đã hình thành được vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, an ninh trật tự đều đảm bảo, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Thực hiện tiêu chí môi trường, huyện Tiên Lãng quan tâm giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định. Các xã, tổ chức đoàn thể đã trồng, chăm sóc được hàng trăm tuyến đường hoa, thực hiện vẽ tranh bích họa ở các xã. Việc triển khai đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới thông qua phiếu đánh giá sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện được triển khai đảm bảo khách quan, đúng thời gian quy trình.

Huyện Tiên Lãng phấn đấu đến năm 2025 sẽ trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu, đạt mức thu nhập 80 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên đạt ≥ 90%. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều từ năm 2020 trở đi sẽ giảm xuống dưới 1% và đến năm 2025 không còn hộ nghèo.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ