70 năm giải phóng Thủ đô

IMF kêu gọi châu Á siết chặt kinh tế vĩ mô

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Nhận định các nền kinh tế châu Á tăng trưởng mạnh nhưng lạm phát cũng rất cao trong năm 2011 do nhiều khó khăn tiềm tàng đe dọa, IMF kêu gọi các nền kinh tế châu Á siết chặt kinh tế vĩ mô.

KTĐT - Nhận định các nền kinh tế châu Á tăng trưởng mạnh nhưng lạm phát cũng rất cao trong năm 2011 do nhiều khó khăn tiềm tàng đe dọa, IMF kêu gọi các nền kinh tế châu Á siết chặt kinh tế vĩ mô.


Trong báo cáo mới nhất về triển vọng kinh tế châu Á năm 2011, Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) khẳng định, các nền kinh tế châu Á tiếp tục tăng trưởng mạnh do xuất khẩu và nhu cầu trong nước vẫn tăng cao,nhưng nguy cơ lạm phát và phát triển quá nóng đang đe dọa nghiêm trọng tiến trình này.

Theo IMF, mặc dù động đất và sóng thần gây thiệt hại rất lớn cho Nhật Bản nhưng những phản ứng tích cực và kịp thời của chính phủ Nhật Bản đã hạn chế được tác động tiêu cực đến nền kinh tếtrong nước cũng như tác động tiêu cực dây chuyền lan sang các nước khác ở châu Á.


Vì vậy, sau khi đạt tốc độ tăng trưởng 8,3% năm 2010, các nền kinh tế châu Á được dự báo có thểtiếp tục tăng trưởng 7% trong năm 2011 và 2012.


Anoop Singh, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IMF lo ngại việc ngoài nguy cơ lạm phát và nền kinh tế quá nóng, châu Á tiếp tục bị đe doạ bởi hiểm hoạ giá lương thực, nhiên liệu và hàng hoá tăng cao, biến động bất thường của dòng vốn nước ngoài và tác động tiêu cực từ thảm họa thiên tai ở Nhật Bản và biến động chính trị ở khu vực cung cấp dầu mỏ Trung Đông, Bắc Phi.


Trong bối cảnh này, IMF kêu gọi các nền kinh tế châu Á siết chặt các chính sách kinh tế vĩ mô. Các nền kinh tế đang đứng trước nguy cơ lạm phát cao cần thắt chặt chính sách tiền tệ và thực hiện các biện pháp vĩ mô thận trọngbao gồm: củng cố tài chính và định tỷ giá hối đoái linh hoạt và phù hợp để tránh các tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Trong khi sự mất cân bằng của nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa thay đổi, các nền kinh tế mới nổi châu Á cần tiếp tục thúc đẩy tăng nhu cầu trong nước, thu hẹp bất bình đẳng thông qua mở rộng các thị trường lao động và bảo vệ xã hội.