Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kết nối tiêu thụ nông sản an toàn cho nông dân

Kinhtedothi - Nhằm giúp bà con nông dân bớt giảm bớt mối lo về đầu ra, Hội Nông dân huyện Ba Vì vừa phối hợp với Bưu điện huyện khai trương điểm kết nối giới thiệu và tiêu thụ nông sản. Qua đó quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ các nông sản an toàn, sản phẩm OCOP.
Gian trưng bày cơm lam Mường tại Điểm kết nối giới thiệu và tiêu thụ nông sản an toàn của Hội Nông dân huyện Ba Vì.

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội trong việc giúp hội viên nông dân tiêu thụ nông sản, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Ba Vì đã thường xuyên tổ chức các điểm trưng bày, quảng bá sản phẩm an toàn, sản phẩm OCOP. Đồng thời tham gia các chương trình, hội chợ do T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân TP, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức.

Điểm kết nối giới thiệu và tiêu thụ nông sản an toàn của Hội Nông dân huyện Ba Vì có địa chỉ tại Bưu điện huyện Ba Vì, số 71 đường Quảng Oai, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì. Tại đây trưng bày, giới thiệu 35 nhóm mặt hàng chủ yếu như nông sản, thực phẩm, các sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP có tem nhãn để truy xuất nguồn gốc rõ ràng như: Miến dong Minh Hồng, khoai lang Đồng Thái, tương Khê Thượng, bún Cổ Đô, mật ong núi Tản Viên, chè Ba Trại, bưởi Diễn Yên Bài, gà đồi Thụy An.

Ngoài ra còn có các sản phẩm từ sữa, gạo như bánh chưng, cơm lam Mường và các nông sản an toàn do nông dân huyện Ba Vì sản xuất như rau hữu cơ Thụy An, dưa chuột VietGAP Chu Minh; các sản phẩm từ thịt đà điểu Vân Hòa; thuốc Nam gia truyền của người Dao Ba Vì…

Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ba Vì Chu Xuân Cừ cho biết, điểm kết nối giới thiệu và tiêu thụ nông sản an toàn đi vào hoạt động nhằm thúc đẩy, quảng bá các sản phẩm OCOP để mỗi người dân, mỗi gia đình được trải nghiệm, sử dụng những sản phẩm an toàn, có truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, người tiêu dùng có thể tìm kiếm, nắm bắt để có cơ hội trao đổi hàng hóa với các đơn vị sản xuất nhằm lan tỏa việc sản xuất, sử dụng sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng cũng như các sản phẩm thế mạnh, đặc trưng của các địa phương trên địa bàn huyện. Qua đó góp phần nâng cao đời sống cho người nông dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Xuất khẩu nông sản “trong nguy có cơ”

Xuất khẩu nông sản “trong nguy có cơ”

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ