Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khả năng bệnh nhân Hồng Kông mắc hoặc lây truyền Covid-19 tại Đà Nẵng hầu như không có

Kinhtedothi - Sở Y tế Đà Nẵng nhận định, bệnh nhân người Hồng Kông (được cho đã đến Đà Nẵng từ ngày 30/1 đến 1/2/2020) hầu như không có khả năng mắc tại Đà Nẵng hoặc lây truyền Covid-19 cho người dân trên địa bàn.
Chiều 19/2, Sở Y tế Đà Nẵng lên tiếng về một trường hợp bệnh nhân người Hồng Kông mắc Covid-19 có đi du lịch đến TP Đà Nẵng.
Theo Sở Y tế Đà Nẵng: Lúc 20h5 ngày 16/2 (giờ Hồng Kông), trang Web của chính quyền Hồng Kông (Trung Quốc) đưa tin: Trung tâm Bảo vệ sức khỏe (CHP) thuộc sở Y tế của Đặc khu này có 3 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó có 1 người đàn ông được cho là từng đến Đà Nẵng du lịch trong thời gian ủ bệnh.
Trang web chính quyền Hồng Kông đưa tin liên quan bệnh nhân mắc Covid-19 có đến Đà Nẵng. 
Theo ghi nhận tại trang web của chính quyền Hồng Kông thì người đàn ông này 45 tuổi, là trường hợp thứ 59 trên tổng số 60 bệnh nhân mắc Covid-19 hiện có của Hồng Kông. Ông này bị sốt và đau họng từ ngày 12/2/2020 và đi khám bác sĩ tư nhân vào ngày 13/2.
Sau đó, bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Queen Elizabeth và được đưa vào điều trị. Kết quả xét nghiệm bệnh nhân dương tính với Covid-19, hiện sức khỏe trong tình trạng ổn định.
“Theo trang web này, bệnh nhân đến Đà Nẵng từ ngày 30/1 đến 1/2/2020. Như vậy, kể từ khi bệnh nhân rời khỏi Đà Nẵng đến khi khởi phát bệnh (12/2) là 11 ngày. Điều này cho thấy việc nhận định bệnh nhân ủ bệnh trong thời gian ở tại Đà Nẵng là không chắc chắn và thiếu cơ sở”, bà Ngô Thị Kim Yến - Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho hay.
Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng thông tin thêm: Nếu bệnh nhân ủ bệnh trong thời gian lưu trú tại Đà Nẵng thì thời điểm đó chỉ trong khoảng 3 đến 4 ngày đầu của giai đoạn ủ bệnh, lúc đó nồng độ virus rất thấp và khó có khả năng lây bệnh cho những người tiếp xúc gần vì thời gian ủ bệnh của bệnh Covid-19 là từ 2 đến 14 ngày và thông thường nồng độ của Covid-19 chủng mới cao nhất để lây là ở thời điểm 1 đến 2 ngày ngay trước khi khởi bệnh).
“Kể từ ngày bệnh nhân này rời khởi Đà Nẵng (1/2) đến nay đã quá 14 ngày nhưng tất cả các ca bệnh nghi ngờ được phát hiện qua công tác giám sát tại cộng đồng, cơ sở y tế TP Đà Nẵng đều có kết quả âm tính với Covid-19. Hiện tại, chỉ có 2 trường hợp đang theo dõi, cách ly tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, đều mới nhập cảnh vào TP sau thời gian ngày 1/2. Do vậy, khả năng bệnh nhân người Hồng Kông mắc Covid-19 tại Đà Nẵng hoặc lây truyền cho người dân tại Đà Nẵng hầu như là không có”, bà Yến nhận định.
Khách nhập cảnh tại sân bay quốc tế Đà Nẵng được giám sát chặt chẽ.
Cũng theo trang web của chính quyền Hồng Kông, bệnh nhân này là người thứ 57 mắc Covid-19 vào ngày 7/2 ở Hồng Kông, đồng thời bệnh nhân thứ 60 cũng là vợ của bệnh nhân thứ 57 nói trên. Vì thế, bà Yến nhận định không loại trừ khả năng bệnh nhận bị lây nhiễm từ nguồn này.
Cũng theo Sở Y tế Đà Nẵng, thông tin trên trang web của chính quyền Hồng Kông còn khá mơ hồ, thiếu thông tin nên Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra làm rõ và sẽ thông tin ngay sau khi có kết quả chính thức.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lần đầu tiên điều trị khối u bằng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao tại Việt Nam

Lần đầu tiên điều trị khối u bằng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao tại Việt Nam

12 Apr, 06:55 PM

Kinhtedothi - Việc ứng dụng thành công kỹ thuật điều trị khối u bằng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao tại Việt Nam là dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực y học Việt Nam, đánh dấu sự tiến bộ trong công nghệ điều trị, mang đến những giải pháp y khoa tiên tiến và hiện đại nhất cho bệnh nhân.

Tháng 9/2025, phải hoàn thành bệnh án điện tử trên toàn quốc

Tháng 9/2025, phải hoàn thành bệnh án điện tử trên toàn quốc

12 Apr, 12:09 PM

Kinhtedothi - Bộ Y tế đã có Quyết định 1150/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Kèm theo Quyết định này là Kế hoạch triển khai hồ sơ bệnh án điện tử nhằm mục tiêu đẩy mạnh triển khai tại các bệnh viện trên toàn quốc theo đúng Chỉ thị 07/CT-TTg của Chính phủ.

Bệnh sởi ở người lớn dễ biến chứng nguy hiểm do chủ quan

Bệnh sởi ở người lớn dễ biến chứng nguy hiểm do chủ quan

12 Apr, 07:15 AM

Kinhtedothi - Hiện nay, nhiều người lớn chủ quan cho rằng, sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Thực tế, sởi không chỉ ghi nhận ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Chuyên gia y tế cảnh báo, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ