Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khai mạc Hội nghị "Phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững”

Kinhtedothi - Nhằm hỗ trợ ngành du lịch hồi phục phát triển, Hội nghị toàn quốc về du lịch 2023 có chủ đề "Phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững” với nhiều nội dung quan trọng đã diễn ra sáng nay 15/11.

Báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia cho thấy trong tháng 10/2023, ngành du lịch đón 1,11 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 5,2 triệu lượt khách nội địa. Tính chung 10 tháng, toàn ngành đã đón 10 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 98,7 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 582,6 nghìn tỷ đồng. Từ kết quả đó ngành du lịch điều chỉnh mục tiêu trong năm 2023 sẽ đón từ 12-13 triệu lượt khách quốc tế.

Đại diện Cục Du lịch Quốc gia thông tin, nguyên nhân khiến lượng khách tăng mạnh là do ngành du lịch đã tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện du lịch đã tạo ra nội lực tăng trưởng và phục hồi cả hoạt động du lịch nội địa và quốc tế.

Khách du lịch quốc tế thăm quan phố đi bộ Hoàn Kiếm. Ảnh: Hoài Nam

Đại diện Cục Du lịch Quốc gia thông tin, nguyên nhân khiến lượng khách tăng mạnh là do ngành du lịch đã tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện du lịch đã tạo ra nội lực tăng trưởng và phục hồi cả hoạt động du lịch nội địa và quốc tế

Các vấn đề tạo thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đã được nhận diện từ nhiều năm trước như xuất nhập cảnh, thị thực điện tử, thời hạn của thị thực miễn đơn phương... đã có những thay đổi mạnh mẽ theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho khách du lịch.

Cùng với đó, hệ thống sản phẩm du lịch liên tục được làm mới, sáng tạo thêm nhiều sản phẩm đa dạng, tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh. Nhiều điểm đến mới được đầu tư, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch được cải thiện.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực nói trên, hoạt động du lịch vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Tỷ lệ phục hồi lượng khách du lịch quốc tế còn thấp so với năm 2019 và so với năng lực cung của ngành. Bên cạnh đó hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch chưa đảm bảo yêu cầu về tần suất, độ phủ tới các thị trường trọng điểm, chưa tổ chức được các hoạt động xúc tiến du lịch quy mô và tầm vóc quốc gia.

Đồng thời sản phẩm du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, giá trị gia tăng thấp, chưa thực sự đa dạng, hấp dẫn đối với một số thị trường khách du lịch trong bối cảnh mới. Sự phục hồi du lịch chưa đồng đều ở một số địa phương; công tác quản lý điểm đến có nơi, có lúc còn chưa sâu sát, để xảy ra hiện tượng tăng giá dịch vụ, giá vé máy bay, nhất là trong các dịp lễ Tết.

Khách du lịch mua sắm tại Lễ hội Quà tặng du lịch do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức. Ảnh: Hoài Nam

Để khắc phục những khó khăn, bất cập này, tại hội nghị các chuyên gia, doanh nghiệp sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể. Trong đó Bộ Quốc Phòng, Bộ Giao thông vận tải, cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho du khách nhập cảnh qua các cửa khẩu đường bộ, đường biển. Đẩy mạnh kết nối hang không tại các thị trường trọng điểm.

Trong khi đó doanh nghiệp du lịch đề xuất thời gian tới cần có chính sách cụ thể cho hoạt động du lịch, trong đó Nhà nước nên điều chỉnh giá điện của các cơ sở lưu trú du lịch từ giá điện dịch vụ sang giá điện sản xuất và các ưu đãi về thuế sử dụng đất của các cơ sở du lịch, giúp các doanh nghiệp du lịch khắc phục khó khăn. 

Đồng thời khôi phục các thị trường truyền thống (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, ASEAN, Tây Âu) bằng cách triển khai nhanh, hàng loạt các hoạt động giới thiệu quảng bá, tham gia các hội chợ, hội nghị du lịch qua đó giới thiệu Du lịch Việt Nam với thế giới. Triển khai chính sách miễn visa linh hoạt, miễn visa một số thị trường chủ lực vào mùa thấp điểm qua đó lấp đầy các điểm đến bước vào giai đoạn thấp điểm. Trước mắt nên miễn thị thực 15 ngày cho khách Trung Quốc và xem xét thêm cho một số thị trường mới như Úc.

Loay hoay phát triển quà tặng du lịch

Loay hoay phát triển quà tặng du lịch

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình

Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình

10 Jul, 03:47 PM

Kinhtedothi - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, lễ hội truyền thống tại Ninh Bình đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không ít thách thức. Sự gia tăng về số lượng cần đi kèm với chất lượng tổ chức và ý thức bảo tồn, nếu không, giá trị văn hóa có nguy cơ bị thương mại hóa và mai một theo thời gian.

Ninh Bình định hướng trở thành trung tâm du lịch quốc tế

Ninh Bình định hướng trở thành trung tâm du lịch quốc tế

09 Jul, 08:34 PM

Kinhtedothi - Chiều 9/7, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức tọa đàm “Định hướng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong không gian mới” với mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành cực tăng trưởng du lịch hàng đầu khu vực.

Quảng Ngãi: định hình chiến lược phát triển du lịch sau sáp nhập

Quảng Ngãi: định hình chiến lược phát triển du lịch sau sáp nhập

09 Jul, 05:59 PM

Kinhtedothi - Kết nối, hợp tác phát triển được xem là bước đi đầu tiên định hình chiến lược phát triển du lịch Quảng Ngãi sau sáp nhập, với mục tiêu kiến tạo các sản phẩm khác biệt, đậm bản sắc, tạo bứt phá mới cho ngành công nghiệp không khói của tỉnh.

Hải Phòng thúc đẩy đầu tư và du lịch qua ABAC 3

Hải Phòng thúc đẩy đầu tư và du lịch qua ABAC 3

08 Jul, 01:09 PM

Kinhtedothi - Kỳ họp lần thứ 3 năm 2025 Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC 3) sẽ diễn ra từ ngày 15-18/7/2025 tại Hải Phòng. Nhân dịp này, thành phố sẽ phối hợp tổ chức một loạt hoạt động bên lề, vừa mang tính đối ngoại, vừa quảng bá hiệu quả môi trường đầu tư, tiềm năng kinh tế, chính sách phát triển, đồng thời giới thiệu nét đẹp văn hóa và du lịch đặc sắc đến cộng đồng doanh nghiệp hàng đầu khu vực và quốc tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ