Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khai mạc Lễ hội Cầu Ngư - Lễ hội phi vật thể quốc gia năm 2025

Kinhtedothi - Sáng ngày 21/3 ( tức ngày 22/2 âm lịch), tại sân văn hoá xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc ( Thanh Hoá) đã diễn ra Lễ hội Cầu Ngư 2025. Không khí náo nhiệt tại lễ hội đã thu hút hàng nghìn người dân địa phương và trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương.  

Lễ hội Cầu Ngư ( hay còn gọi là Lễ cầu mát ) được tổ chức hàng năm vào cuối tháng hai âm lịch (từ 22-24 tháng hai âm lịch) tại làng Diêm phố, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hoá). Đây được xem là lễ hội truyền thống lâu đời, có ý nghĩa quan trọng, sâu sắc trong đời sống tâm linh, văn hóa vùng biển để cầu cho “mưa thuận gió hoà, trời yên biển lặng” và một năm thuận lợi cho mùa vụ đánh bắt của ngư dân nơi đây.  

Ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân xã Ngư Lộc và du khách từ khắp các xã lân cận đã có mặt và tham gia lễ hội. Dòng người đông đúc, chen chân nhau từng bước đi theo đoàn rước lễ với không khí linh thiêng, trang trọng. 
Lễ hội Cầu Ngư diễn ra với không khí sôi động cùng nhiều hoạt động  như: Rước kiệu, rước cỗ, rước và tiễn hóa Long Châu; biểu diễn trống hội, nhạc lưu thủy, dâng hương tại tại Trung tâm văn hóa xã Ngư Lộc.

Chiếc kiệu Tứ Vị Vua Bà (Tứ Vị Thánh Nương) là một trong những kiệu quan trọng mang tín ngưỡng cũng như là phúc thần của được người dân địa phương Ngư Lộc. Kiệu Ngư Ông là kiệu thờ thần cá ông, xuất hiện từ thời nhà Lê. Đây cũng chính là chiếc kiệu chính và có ý nghĩa nhất đối với Ngư dân ven biển.

Lễ rước Long Châu - biểu tượng linh thiêng nhất của lễ hội Cầu Ngư. Long Châu chính là linh vật để người dân gửi gắm những khát vọng ra khơi bám biển được bình an, tôm cá đầy khoang, đời sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc.  
Không khí linh thiêng, trang trọng trong lễ yên vị, cầu an và dâng hương tại buổi khai mạc lễ hội.

Lễ hội được tổ chức với mục đích phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Lễ hội Cầu Ngư đã được ghi danh vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, bảo vệ, giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần.   

Lễ hội gồm 2 phần chính: Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với phần khai trống, khai chiêng, biểu diễn trống hội, lễ cầu an, rước cỗ, rước kiệu, đặc biệt là nghi thức rước Long Châu. 

Phần hội diễn ra với các hoạt động truyền thống sôi nổi, mang đậm văn hóa vùng biển như: câu mực, đan lưới, cờ tướng, kéo co, chương trình nghệ thuật…. Năm 2018, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã trao bằng “Chứng nhận Lễ hội Cầu Ngư xã Ngư Lộc là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia”.  
Hàng nghìn người dân, du khách đến trẩy hội tạo nên không khi đông vui, nhộn nhịp. 
Khai mạc Lễ hội Thanh niên TP Hồ Chí Minh năm 2025

Khai mạc Lễ hội Thanh niên TP Hồ Chí Minh năm 2025

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi: định hình chiến lược phát triển du lịch sau sáp nhập

Quảng Ngãi: định hình chiến lược phát triển du lịch sau sáp nhập

09 Jul, 05:59 PM

Kinhtedothi - Kết nối, hợp tác phát triển được xem là bước đi đầu tiên định hình chiến lược phát triển du lịch Quảng Ngãi sau sáp nhập, với mục tiêu kiến tạo các sản phẩm khác biệt, đậm bản sắc, tạo bứt phá mới cho ngành công nghiệp không khói của tỉnh.

Hải Phòng thúc đẩy đầu tư và du lịch qua ABAC 3

Hải Phòng thúc đẩy đầu tư và du lịch qua ABAC 3

08 Jul, 01:09 PM

Kinhtedothi - Kỳ họp lần thứ 3 năm 2025 Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC 3) sẽ diễn ra từ ngày 15-18/7/2025 tại Hải Phòng. Nhân dịp này, thành phố sẽ phối hợp tổ chức một loạt hoạt động bên lề, vừa mang tính đối ngoại, vừa quảng bá hiệu quả môi trường đầu tư, tiềm năng kinh tế, chính sách phát triển, đồng thời giới thiệu nét đẹp văn hóa và du lịch đặc sắc đến cộng đồng doanh nghiệp hàng đầu khu vực và quốc tế.

Khánh Hòa mở rộng không gian phát triển, tăng sức cạnh tranh ngành du lịch xanh

Khánh Hòa mở rộng không gian phát triển, tăng sức cạnh tranh ngành du lịch xanh

07 Jul, 04:19 PM

Kinhtedothi - Việc sáp nhập Ninh Thuận vào Khánh Hòa không chỉ mang ý nghĩa điều chỉnh địa giới hành chính mà còn tạo dư địa lớn để ngành du lịch Khánh Hòa phát triển bền vững, đa dạng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trong khu vực, hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm du lịch - dịch vụ chất lượng cao năm 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ