Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khánh Hòa giải ngân vốn đầu tư công gần đạt 50% sau 9 tháng

Kinhtedothi - 9 tháng năm 2024, Khánh Hòa giải ngân so với kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2024 đạt 42,2%. So với kế hoạch vốn được UBND tỉnh Khánh Hòa giao thực tế đạt 47,1%.

Ngày 1/10, theo thông tin từ UBND tỉnh Khánh Hòa, tổng kế hoạch vốn năm 2024 Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh Khánh Hòa là hơn 8.269,1 tỷ đồng.

Đến nay, HÐND tỉnh và UBND tỉnh đã phân bổ kế hoạch vốn hơn 7.266,3 tỷ đồng; số vốn chưa phân bổ gần 147,2 tỷ đồng và nguồn trái phiếu địa phương năm 2024 đề xuất không phát hành là 855,6 tỷ đồng.

Khánh Hòa đang đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm để giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh: Trung Nhân.

Về tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn, 9 tháng năm 2024, Khánh Hòa giải ngân so với kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2024 đạt 42,2%. So với kế hoạch vốn được UBND tỉnh Khánh Hòa giao thực tế, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn năm 2024 đạt 47,1%.

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 9 tháng năm 2024 còn thấp, chủ yếu do nguồn vốn trái phiếu chính quyền địa phương đề xuất không phát hành là 855,6 tỷ đồng.

Về nội dung này, HÐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua Nghị quyết số 49/NQ-HÐND ngày 12/7/2024 về việc bãi bỏ Nghị quyết số 78/NQ-HÐND ngày 7/12/2023 của HÐND tỉnh phê duyệt Đề án sơ bộ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tỉnh Khánh Hòa năm 2024.

UBND tỉnh Khánh Hòa đã có Văn bản số 8032/UBND-KT ngày 14/8/2024 báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đề xuất điều chỉnh giảm nguồn trái phiếu chính quyền địa phương năm 2024.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân dẫn đến công tác giải phóng mặt bằng chậm hiện nay là do nguồn nhân lực cấp huyện bố trí thực hiện công tác bồi thường tại các huyện, thị xã, thành phố còn ít so với nhu cầu giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án ngày càng tăng của các địa phương.

Nhiều dự án đầu tư công tại Khánh Hòa bị vướng mặt bằng để thực hiện. Ảnh: Trung Nhân

UBND tỉnh Khánh Hòa cũng cho rằng, thủ tục đầu tư (lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế dự toán,..), lựa chọn nhà thầu chậm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án.

Cùng với đó là việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng hiện nay gặp vướng mắc do công tác xác định giá đất cụ thể tính bồi thường, hỗ trợ tái định cư ở cấp huyện triển khai rất chậm, dẫn đến chậm trễ trong phê duyệt phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.... và ban hành quyết định thu hồi đất, tổ chức chi trả bồi thường để nhận bàn giao mặt bằng thi công dự án, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án.

Liên quan đến việc đẩy nhanh tiến độ các dự án, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tăng cường tổ chức các cuộc họp nghe các chủ đầu tư báo cáo tình hình và tiến độ giải ngân các dự án để kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, nhất là đối với công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nam Định đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

18 May, 07:58 PM

Kinhtedothi - Thời gian qua, Nam Định đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển hạ tầng thanh toán điện tử, nâng cao chất lượng dịch vụ công và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Sơn La sản xuất cây ăn quả rải vụ, tăng hiệu quả kinh tế

Sơn La sản xuất cây ăn quả rải vụ, tăng hiệu quả kinh tế

18 May, 04:39 PM

Kinhtedothi - Sản xuất cây ăn quả rải vụ giúp nông dân Sơn La có cơ hội bán các loại nông sản giá cao, ít cạnh tranh và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đáp ứng yêu cầu cung cấp nông sản liên tục cho thị trường.

Thái Bình tăng cường kiểm soát thị trường, quyết liệt chống hàng giả, hàng lậu

Thái Bình tăng cường kiểm soát thị trường, quyết liệt chống hàng giả, hàng lậu

18 May, 04:39 PM

Kinhtedothi - Hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng nhái thương hiệu đang âm thầm len lỏi vào thị trường Thái Bình qua cả thương mại truyền thống lẫn môi trường mạng. Trước thực trạng trên, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả tỉnh (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm lập lại trật tự, bảo vệ người tiêu dùng và môi trường kinh doanh lành mạnh.

Siết quản lý kinh doanh gạo

Siết quản lý kinh doanh gạo

18 May, 02:37 PM

Kinhtedothi - Cùng với ổn định sản xuất, đảm bảo chuỗi cung ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát chặt điều kiện kinh doanh gạo được coi là những giải pháp quan trọng để xuất khẩu gạo Việt Nam bền vững.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ