Khánh Hòa: Tràn ngập rác thải bẩn ở vùng biển đảo Bình Ba

Trung Vũ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hàng năm, từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau, rác thải từ khắp nơi trôi về, lấp đầy vùng biển khu vực cầu cảng phía Tây đảo Bình Ba, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

 Đảo Bình Ba thuộc TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Bình Ba cách TP Nha Trang 60km về phía Nam, cách TP Hồ Chí Minh 400km. Đảo có diện tích khoảng 3km2, vùng biển hoang sơ với nhiều bãi tắm nước xanh trong vắt.
 Đảo Bình Ba thuộc TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Bình Ba cách TP Nha Trang 60km về phía Nam, cách TP Hồ Chí Minh 400km. Đảo có diện tích khoảng 3km2, vùng biển hoang sơ với nhiều bãi tắm nước xanh trong vắt.
Tuy nhiên hàng năm, từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau đảo Bình Ba lại ngập rác từ khắp nơi trôi về, lấp đầy bờ biển khu vực cầu cảng phía Tây đảo.
Tuy nhiên hàng năm, từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau đảo Bình Ba lại ngập rác từ khắp nơi trôi về, lấp đầy bờ biển khu vực cầu cảng phía Tây đảo.
Ông Nguyễn Ân - Chủ tịch UBND xã đảo Cam Bình cho biết, vấn đề rác thải nhiều năm nay chính quyền địa phương hết sức đau đầu. Đảo Bình Ba như cái phễu đón hết vật liệu trôi nổi trên vịnh Cam Ranh vào mùa gió bấc.  Hiện nay, mỗi tuần xã Cam Bình đều có một đợt tổng vệ sinh, thu gom rác thải một lần.
Ông Nguyễn Ân - Chủ tịch UBND xã đảo Cam Bình cho biết, vấn đề rác thải nhiều năm nay chính quyền địa phương hết sức đau đầu. Đảo Bình Ba như cái phễu đón hết vật liệu trôi nổi trên vịnh Cam Ranh vào mùa gió bấc.  Hiện nay, mỗi tuần xã Cam Bình đều có một đợt tổng vệ sinh, thu gom rác thải một lần.
"Đầu tháng 12 vừa qua, xã đã thu gom được khoảng 20 tấn rác thải nhựa, nhưng chỉ khoảng 5 ngày sau rác lại tràn ngập. Lượng rác gom được rất lớn mà mùa mưa thì rất khó đốt tiêu hủy. Chúng tôi tốn hàng trăm triệu đồng mỗi năm để xử lý rác thải nhưng không sao xử lý dứt điểm được”- ông Ân chia sẻ.
"Đầu tháng 12 vừa qua, xã đã thu gom được khoảng 20 tấn rác thải nhựa, nhưng chỉ khoảng 5 ngày sau rác lại tràn ngập. Lượng rác gom được rất lớn mà mùa mưa thì rất khó đốt tiêu hủy. Chúng tôi tốn hàng trăm triệu đồng mỗi năm để xử lý rác thải nhưng không sao xử lý dứt điểm được”- ông Ân chia sẻ.
Chính quyền địa phương cho biết, lượng rác thải tại khu vực phía Tây đảo một phần từ lượng rác tại chỗ của người dân xả ra, trong đó có rác từ các hộ nuôi tôm trên đảo xả ra biển. Phần còn lại từ các nơi khác theo con nước và gió tấp vào bờ.
Chính quyền địa phương cho biết, lượng rác thải tại khu vực phía Tây đảo một phần từ lượng rác tại chỗ của người dân xả ra, trong đó có rác từ các hộ nuôi tôm trên đảo xả ra biển. Phần còn lại từ các nơi khác theo con nước và gió tấp vào bờ.
Người dân khu vực này cho biết, hàng năm cứ vào mùa gió bấc là rác thải, nhiều nhất là túi nilong, xốp từ các nơi trôi về khu vực phía Tây đảo. Các mùa khác rác thải không xuất hiện nhiều.
Người dân khu vực này cho biết, hàng năm cứ vào mùa gió bấc là rác thải, nhiều nhất là túi nilong, xốp từ các nơi trôi về khu vực phía Tây đảo. Các mùa khác rác thải không xuất hiện nhiều.
Chính quyền xã Cam Bình cho biết, địa phương đã lắp đặt nhiều biển báo, khẩu hiệu đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các hộ dân không xả rác xuống biển. Xã cũng đề nghị người dân chuyển đổi từ túi nilong, túi nhựa đựng thức ăn tôm hùm sử dụng 1 lần sang sử dụng túi lưới, tái sử dụng. Người dân trên đảo cũng dần dần thay đổi thói quen.
Chính quyền xã Cam Bình cho biết, địa phương đã lắp đặt nhiều biển báo, khẩu hiệu đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các hộ dân không xả rác xuống biển. Xã cũng đề nghị người dân chuyển đổi từ túi nilong, túi nhựa đựng thức ăn tôm hùm sử dụng 1 lần sang sử dụng túi lưới, tái sử dụng. Người dân trên đảo cũng dần dần thay đổi thói quen.
Tuy nhiên, một số chủ bè và những người làm thuê trên bè chưa thực sự có ý thức bảo vệ môi trường nên vẫn xả rác thải ra biển. Đặc biệt, tình trạng ném túi nhựa xuống biển sau khi cho tôm ăn vẫn thường xảy ra.  
Tuy nhiên, một số chủ bè và những người làm thuê trên bè chưa thực sự có ý thức bảo vệ môi trường nên vẫn xả rác thải ra biển. Đặc biệt, tình trạng ném túi nhựa xuống biển sau khi cho tôm ăn vẫn thường xảy ra.  
Ông Ân cho biết, đảo Bình Ba có một khu xử lý rác thải với công suất khoảng 3 tấn/ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là xử lý rác thải sinh hoạt của người dân, do đó cứ đến mùa rác về thì khu xử lý luôn trong tình trạng quá tải, không thể tiếp nhận xử lý thương xuyên. Ngoài việc vớt rác, xã đã trích kinh phí để thu gom rác ở từng bè tôm, do tổ thu gom rác tự quản trên đảo phụ trách.
Ông Ân cho biết, đảo Bình Ba có một khu xử lý rác thải với công suất khoảng 3 tấn/ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là xử lý rác thải sinh hoạt của người dân, do đó cứ đến mùa rác về thì khu xử lý luôn trong tình trạng quá tải, không thể tiếp nhận xử lý thương xuyên. Ngoài việc vớt rác, xã đã trích kinh phí để thu gom rác ở từng bè tôm, do tổ thu gom rác tự quản trên đảo phụ trách.
“Chúng tôi đã nghĩ đến việc mua tàu chuyên cào rác nhưng mỗi năm rác chỉ xuất hiện khoảng 4 tháng. Sau khi cào sạch thì 8 tháng còn lại tàu để không sẽ rất lãng phí, tốn chi phí bảo trì. Do đó, địa phương sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân” -  Chủ tịch UBND xã Cam Bình chia sẻ.
“Chúng tôi đã nghĩ đến việc mua tàu chuyên cào rác nhưng mỗi năm rác chỉ xuất hiện khoảng 4 tháng. Sau khi cào sạch thì 8 tháng còn lại tàu để không sẽ rất lãng phí, tốn chi phí bảo trì. Do đó, địa phương sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân” -  Chủ tịch UBND xã Cam Bình chia sẻ.
Mùa gió "bấc" rác thải chỉ trôi về khu vực phía Tây đảo Bình Ba. Các khu vực khác quanh đảo cát vẫn vàng mịn và nước vẫn trong xanh. Bình Ba vẫn là một trong những hòn đảo còn nhiều nét hoang sơ, yên bình tại TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Mùa gió "bấc" rác thải chỉ trôi về khu vực phía Tây đảo Bình Ba. Các khu vực khác quanh đảo cát vẫn vàng mịn và nước vẫn trong xanh. Bình Ba vẫn là một trong những hòn đảo còn nhiều nét hoang sơ, yên bình tại TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.